Thứ sáu, 29/03/2024,


Có bao nhiêu đôi lứa yêu nhau thì có bấy nhiêu cung bậc tình yêu, kiểu dáng tình yêu. Có tình yêu thầm kín, có tình yêu mãnh liệt sôi nổi, có tình yêu gần mà như xa, có tình yêu thân mật như bè bạn..., nói như nhà thơ Lưu Trọng Lư thời kỳ Thơ Mới ra đời là “trăm hình muôn trạng”.

Quê hương trong thơ Nguyễn Thị Thuý Ngoan không chỉ là hương cau, cái ổ rơm ngày mùa, là mái trường xưa, là giậu tầm xuân, gốc khế, bờ tre, là phiên chợ quê mua bán đổi trao thân tình…

Thuyền ngược hay là thuyền xuôi/ Thuyền về Nam Định cho tôi ghé nhờ/ Con gái chỉ nói ỡm ờ/ Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao!
 

Trong tác phẩm lục bát trường thiên như Truyện Kiều, ta có thể tìm được rải rác khắp các trang những câu thơ lấp lánh, vì vậy ta không hề thấy lối cấu trúc tập trung xuống hai câu thơ cuối như ở những bài lục bát ngắn.

Trăng lặng câm hay người lặng câm? Để cho nàng phải "... xin đừng phụ những lần khổ đau". Nàng đã dâng hiến cái "... nguyên trinh căng đầy", cái "... trắng ngần ngực em" mà anh cố lặng câm ư? Thật phũ phàng cho tình yêu đơn phương để cho nàng phải: "... níu bóng mây thì thầm".

Bài thơ là một sự phủ định gần như lạnh lùng, sự phủ định của thực tại, thực tế cuộc sống đối với hình ảnh làng quê truyền thống, và đối với cả thơ văn về làng quê truyền thống: Không còn bóng tre, cái bóng mát đặc trưng của làng quê Việt Nam đã đi vào lời hát

Trái tim! Trái tim nhỏ nhoi nơi ngực trái của mỗi con người nhưng nó lại là tất cả. Khi trái tim còn rung lên nhịp đập thì cũng có nghĩa sự sống của con người còn tồn tại. Không thể khẳng định một cơ thể đang sống khi trái tim đã ngừng nhịp đập. Vì sự quan trọng ấy, trái tim đã trở thành một biểu tượng mãnh liệt của sự sống, của nhiệt huyết, của đam mê và của tình yêu cháy bỏng.

Thơ Pablo Neruda  (26/10/2011)

Pablo Neruda sinh ngày 12 tháng 7 năm 1904 tại thị trấn Parral, miền trung Chile. Tên thật của ông là Neftali Ricardo Reyes y Basoalto. Ông học tiếng Pháp và khoa giáo dục học, rồi dạy tiếng Pháp, làm nhà ngoại giao, ông đi rất nhiều nơi trên thế giới.

Thân anh khó nhọc trăm phần,/ Sáng đi ruộng lúa, tối nằm ruộng dưa,/ Vội đi quên cả cơm trưa,/ Vội về quên cả trời mưa ướt đầu.
 

Bài thơ biểu cảm nỗi niềm không của riêng ai và cũng không hạn chế biên giới của một quốc gia. Thơ viết không hoa mỹ văn chương, nó mộc mạc dung di nhưng đó lại là những vần thơ gan ruột. Thơ chiết xuất từ chính con tim đang vò xé đang khắc khoải, ngày từng ngày, đêm từng đêm.

Tôi vẫn nhớ những ngày ấu thơ, câu hát “à ơi!...” đã ru tôi vào giấc ngủ. Bây giờ lớn lên, vẫn lời ru, vần thơ ấy đưa tôi vào cuộc sống. Làm sao tôi quên được ngôi nhà nhỏ, mảnh vườn xưa. Làm sao tôi quên được ký ức tuổi thơ.

Đọc lướt qua bài thơ thấy có một chút gì đó sâu lắng, man mác. Đọc lại lần thứ hai thấy gợi lên bao nỗi niềm trắc ẩn, những góc khuất từ cõi lòng như đang được phơi bày ra để rồi mong chờ một sự vuốt ve, xoa dịu.

Trước tiên Trước Trang [25 ,26 ,27, 28 ,29 ,30 ,31 ,32 ,33 ,34 ,35 ,36 ] Tiếp  Cuối cùng