Thứ bảy, 20/04/2024,


“Dịch” thơ Tự do sang Lục Bát (05/05/2011) 

        LB.c: Đó là một thú chơi “chẳng giống ai” của Nhà thơ Đỗ Hoàng, thỉnh thoảng, ông vẫn “dịch” thơ từ Tiếng Việt sang… Tiếng Việt. Bài dưới đây là một ví dụ. Điều thú vị ở chỗ, từ một bài thơ tự do, Đỗ Hoàng đã “dịch” nó thành một bài Lục Bát khá nhuần nhuyễn và cũng rất sát nghĩa.

 

 

         Nguyên bản:

 

TẮM ĐẦU NĂM (1)

 

thanh tẩy (2)  mãi vẫn không thấy sạch

quay về tắm bằng ngọn đèn

 

thử đưa bờ vai về phía ánh sáng

rồi cả hai tay

bàn chân, cằm, đầu gối

cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan

 

xối ánh sáng  vào từng góc khuất

gốc khuất  như lò thúc mầm  (3)

như thép nóng đem tôi vào nước

như quả trứng trong ổ đang ấp

rễ thân cành đã chết đâm ngang

 

tắm gội cho mùa xuân về

vừa lặn vào ánh sáng

vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ

cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn

 

vừa xối mạnh, vừa gọi tên em

ánh sáng bồng bềnh, bụng mang, dạ chửa

thử gọi một ai xa lắc, xa lơ

ngọn đèn lặng phắc càng tỏ

càng tỏ

 

(1) Bài in trên báo Văn nghệ. Tạp chí Nhà văn số 4/ 20011 và trên mạng

(2) Thanh tẩy: Bài này dùng nhiều chữ vô lôi, cảm vô lôi, lung tung, lang tang. Lạm dụng từ Hán Việt như thanh tẩy. Trong tiếng Hán thanh có  5 chữ, tẩy có 3 chữ. Thanh ở đây theo nghĩa bài là trong, sạch, tẩy ở đây là rửa, xối. Nếu dùng thuần Việt thì nên viết là rửa sạch.

(3) Lò thúc mầm là lò ươm giống lúa. Các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc thời thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước hay dùng.

 

“Dịch”

 

TẮM ĐÂU NĂM

 

Rửa nhiều nỏ sạch chi mô,

Quay về rủ tóc tắm khô dưới đèn

Nghiêng vai ánh sáng, che đen.

Chân tay, mặt mũi ho hen phơi trần!

 

Xối vàng thớ thịt, đường gân,

Góc khuất như lẫm thúc mầm đang ươm.

Giống như thép nóng tôi chườm,

Giống như trứng ấp ổ rơm đợi ngày

Giống như chùm rễ chiết cây

Tắm gội cho sạch xuân nay sẽ về.

 

Lặn vào ánh sáng bùa mê

Gọi thầm cha mẹ, thôn quê, ông bà…

Thân hình bốc lửa chớp lòa

Vừa kỳ cọ, xối gọi òa tên em

Bụng mang dạ chửa, bồng bên

Xa lơ, xa lắc nổi lên ơ hờ

Ngọn đèn lặng phắc như tờ

Càng lay, càng tỏ đôi bờ trần gian!

 

Hà Nội, 28-4-20011

 

Đỗ Hoàng

(ĐT: 0913 369 652)

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Tú Lục Bát - tulucbat@gmail.com - 0988 589 053 - Hà Nội  (Ngày 10/05/2011 08:24:51 AM)
LỤC BÁT LÀ CỘI NGUỒN?

Không chỉ thơ tự do được... dịch sang thơ lục bát mà cả thơ Tây, thơ Tàu... rồi lời bài hát cũng đưowcj lục bát hóa! Thậm chí Luật thuế thu nhập, lịch sử dân tộc, những lời tâm huyết của các tác giả trong trang thơ cũng có thể lục lên thành... bát!

Thế mới biết lục bát là cội nguồn của mọi thể loại văn, thơ Việt. Mong rằng các nhà... gọi là thơ đều biết làm thơ lục bát, chí ít cũng có vài bài gọi là biết làm thơ dân tộc!

Đề nghị Hội nhà văn từ nay khi xét kết nạp các nhà thơ vào hội... nhà văn cũng nên lượng hóa, cụ thể phải có ít nhất bao nhiêu bài thơ và trong số đó có bao nhiêu % là thơ lục bát! Nếu không thì là nhà... thơ Tây, thơ Tàu... chứ không phải thơ Ta!

TLB
Các bài khác: