Thứ hai, 14/10/2024,


Nỗi niềm của phận gái "không chồng" (10/08/2010) 

CHẠNH LÒNG

 

Chòng chành như nón không quai

Như thuyền không lái, như ai không chồng

(Ca dao)

 

Cho em mượn sợi tơ trời

Làm dây buộc nón cho đời đỡ nghiêng

Có quai nón đỡ chông chiêng

Em không chồng... khổ nỗi riêng... không chồng!...

 

Thành Nam 10/03/2001

 

Trần Thị Bích Liên

 

 

Thân phận chông chênh và những nỗi niềm riêng của người phụ nữ không chồng được gói gọn vào chỉ trong bốn dòng thơ. Và ta có cảm giác rằng như thế là đã rất đầy đủ, nói thêm nữa e rằng sẽ thừa.

Sẽ không cần phải đưa ra một lời bình luận nào về câu chữ, về góc độ văn chương của bài thơ này, bởi tự thân nó sẽ tác động tới những rung cảm trong lòng người đọc và mỗi người sẽ cảm nhận được những thanh âm ấy theo cách riêng của mình. Ta hãy đặt mình vào tâm trạng của tác giả trong giây lát để xem thử mình có được sự đồng cảm hay không, đó mới là điều cần làm.

Tác giả Trần Thị Bích Liên là người đã phải chịu tang chồng từ khi còn khá trẻ, chị đã phải gồng mình lên để bươn chải, lăn lộn với cuộc sống để nuôi dạy các con nên người. Mặc dù là hội viên Hội VHNT Nam Định nhưng chuyện sáng tác thơ văn với chị lại không phải là nghiệp. Chị chỉ xem thơ văn như một chỗ dựa tinh thần hòng níu kéo vào để giải tỏa nỗi niềm. Chính vì vậy, mà những sáng tác của chị luôn đau đáu những nỗi niềm riêng tư, những giằng xé của tâm tưởng. Bài thơ “Chạnh lòng” được chị viết sau lễ cúng một trăm ngày cho chồng này cũng là một trong những bài viết như thế.

Trót mang kiếp phận đàn bà, và đã phải nếm trải qua bao nỗi éo le, cùng cực của phận đàn bà, hẳn vậy, nên những điều tâm sự rất đỗi đàn bà ấy của Trần Thị Bích Liên không khỏi làm cho những ai đọc nó sẽ phải nao lòng, nhất là những người có chung cảnh ngộ như chị.

Những người phụ nữ trong cái cảnh “không chồng” thường khó có thể giãi bày lòng mình ra với người khác bởi nhiều lẽ, vì vậy mà ít có ai thấu hiểu được những nỗi niềm của họ, nhưng chỉ với một bài thơ ngắn này, Trần Thị Bích Liên đã làm được điều đó. Và chị xứng đáng nhận được từ phía độc giả một sự trân trọng.

 

Trần Minh Tâm

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Đào Tuyết Thành (%3B Thạc Lưu )%3B - daotuyetthanh@gmail.com - 0123 228 2766 - Phan Long Tân Hội đan Phượng HN  (Ngày 11/08/2010 12:09:14 PM)
Cứ cho là không biết đến hoàn cảnh thực của tác giả mà anh Trần Minh Tâm giới thiệu, thi bài thơ của TT.Bích Liên đã khắc hoạ được cái ...nỗi khổ riêng của những người con gái không chồng.
Chỉ trong ba từ "nỗi khổ riêng " người đọc hình dung ra nó " chung " đến nhường nào, nó "rộng" biết nhường nào, nó " đau, buồn, khổ, cô đơn, quạnh quẽ, hiu hắt, chông chênh ..." đến nhường nào. Trong đó tác giả chỉ gợi ra một vài gợi ý rằng cảm thấy cuộc sống như bị " nghiêng " đi, và " chông chiêng " không cân bằng được nữa.
( Không phải vì gò vần mà chọn hai từ " chông chiêng ", thay cho chông chênh " đâu nhé. Cái chông chiêng nó mới yếu hơn nhiều, khổ hơn nhiều, mất mát hơn nhiều)
Quả thật Trần thị Bích Liên đã gói trọn một trang thơ tứ tuyệt bằng tất cả những biểu đạt nội dung và nghệ thuật đến độ hoàn hảo. Không chỉ nói như bạn TMT, chỉ những người cùng cảnh ngộ mới quan tâm như BL, mới muốn bộc lộ như BL mà theo tôi nam giới chúng mình cũng có thể hình dung ra cái nỗi không chồng, và không ít anh bạn muốn sẻ chia, bảo trợ, nâng đỡ cho những cảnh đời tương tự ( tất nhiên có động cơ tốt, có động cơ chỉ là ..., không lành mạnh... ). Chính vì vậy mà Bích Liên có ước một câu là " cho em mượn sợi tơ trời " " để làm quai nón cho đời đỡ nghiêng ". Nếu thật lòng muốn được có sợi sự chở che, thương yêu để " bước đi
bước ...nữa thì chắc cũng không hẳn đã hết nghiêng được đâu. Cho nên TG chỉ ước mượn mà thôi, mà mượn của trời kia, chứ không hẳn là của một ai đó....
Bộc bạch hết sự chông chênh của cảnh ngộ mình, không cần phải nói đến một sự việc, một khía cạnh nào cụ thể, mà cũng không cần ai phải biết sâu quá, nhưng người đọc lại thấy nó sâu sắc và thấm thía, rung động đến không ngờ, bài thơ xứng đáng xem là một thi phẩm hay. Tôi có lời chúc mừng với TG Trần Thị Bích Liên và xin chia sẻ với ... nỗi niềm riêng của chị. ĐTT
  Ngô xuân Thanh - binhthanhnd@gmai.com - 01238476960 - ánh10 t21 pthống nhất N D  (Ngày 10/08/2010 11:06:49 PM)

gưi chị Liên bai thơ 

Vì thương

 Chiến tranh- người thương không về

Nỗi đau đứt đoạn ,lời thề chia hai!

Bão giông đè xuống đôi vai

Thương con gượng đứng giữa đời...để yêu!.

  Hoàng Bao - hoangbaokhcnbn@gmail.com - 02413824413 - Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh  (Ngày 10/08/2010 03:51:17 PM)
Tôi thật sự lạnh khi đọc bài thơ của Trần Thị Bích Liên và lời bình của Trần Minh Tâm. Đang ngồi ở phòng máy lạnh để làm việc, đọc bài của thơ của Liên và lời bình, phản ứng đầu tiên của tôi là phải tắt máy lạnh đã và ngẫm nghĩ. Tôi không biết ca dao đứng về phía ai nhưng nghiệt ngã quá. Là phụ nữ ai chẳng ước mong chồng mình ngời ngời, làm ông to đi xe con biển xanh oai vệ để khoe mẽ, rồi mình làm dáng, rồi nhí nhảnh... để thiên hạ thèm, thiên hạ mong muốn, thiên hạ ghen tỵ, thiên hạ uất ức...
Nhưng nhiều phụ nữ đoan trang (theo tôi biết) không hiểu sao cứ lận đận (về chuyện gia đình thôi). Vậy xin đừng ví họ như nón không quai! Họ chỉ buồn khi gặp bạn bè có con cháu đề huề, vợ chồng chăm sóc nhau mà vô tình họ được chứng kiến thôi chứ! Tôi chỉ xin dẫn ra hai chuyện có thực và
phải xin lỗi trước hai bạn của tôi khi chưa xin phép các bạn trước.
Một là một cô bạn học cấp 3 với tôi, cao ráo, trắng trẻo, thông minh, đến nỗi bọn tôi ngày xưa (trong đó bây giờ có cả giáo sư, cấp tướng, hiệu trưởng , hiệu phó các trường Đại học ở Hà Nội) cũng chỉ dám đứng xa mà nhìn (tất nhiên là sau này bọn tôi tự chửi mình là sao ngu thế!). Bạn gái này du học ở Hunggari, làm tiến sĩ kinh tế xong thì lỡ thì, khi chúng tôi giới thiệu vài người, bạn ấy bảo " Các ông giới thiệu người phải như các ông, không thì tôi ở vậy" . Bọn tôi phản ứng yếu ớt: "Bọn anh toàn là loại bỏ rồi, vừa nhát vừa hèn, em chấp làm gì". Bây giờ thì bạn tôi nghỉ hưu rồi, cô đơn, hay đi chùa, tập Yoga và... Thỉnh thoảng bọn tôi đến thăm hoặc rủ đi du lịch cho bạn ấy đỡ buồn. Còn làm gì được nữa.
Cô bạn thứ hai tôi quen tình cờ khi đi công tác ở Hàn Quốc theo một chương trình đào tạo của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cô ta là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh HG, con gái Thái Bình. Bạn này người nhỏ nhắn nhưng linh hoạt, lại hát rất hay. Tôi nhớ có một lần Hội nghị ở Việt Trì , cô hát bài "Tình cây và đất" làm người nghe rất xúc động, anh bạn tôi ở Sở KHCN Hà Nội cứ xuýt xoa mãi. Bạn ấy tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, vốn là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp. Một cô gái xinh xắn, thông minh, sắc sảo... và đặc biệt dễ gần, nói năng dễ nghe. Vậy mà không lấy chồng.
Tại sao ư? Vì người cần không thấy, toàn thấy người không cần. Mà phụ nữ Việt Nam đâu dễ thổ lộ tình cảm của mình ở những năm 1970 - 1980. Vì vậy tôi thường nói đùa, có lẽ tôi phải hát ngàn lần bai "Sông Lô chiều cuối năm" để tặng em cũng chỉ là để nói rằng hiểu em thôi. Bạn ấy cũng nghỉ hưu rồi và ngày 8/3 hoặc 20/10 tôi chỉ biết gửi tin nhắn để hỏi thăm sức khoẻ cho bạn tôi đỡ quạnh.
Ai nắm tay được đến tối. Vậy bạn Liên ơi, hy vọng chuyện tôi kể không làm bạn buồn thêm. Bạn đừng xem mình là nón không quai nữa. Ở thế giới hiện đại mọi thứ đều có thể thay đổi. THẬT ĐẤY, BẠN HÃY THỬ XEM.
Các bài khác: