Thứ hai, 29/04/2024,


Vần thông lục bát qua bút pháp Truyện Kiều (Phạm Thanh Cải) (08/06/2010) 

Vần thông của vần bằng là những tiếng không có cùng một âm như các vần chính, nhưng có cùng một giọng phát, có thể ăn vần với nhau được. Nếu không am hiểu vần thông chúng ta rất dễ bị lạc vận khi làm thơ. Vì thế khi muốn dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.

Những tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm như “binh” với “banh”, “bang” với “bương”, “nâng” với 'trăng'  v.v... thì gọi là những tiếng có vần thông với nhau.

Truyện Kiều của Nguyễn Du là áng thi ca lục bát bất hủ của nền Văn học Việt Nam và thế giới. Truyện Kiều mang đậm đà bản sắc dân tộc, đã đi vào tâm hồn Việt và được coi là Quốc hồn, Quốc tuý của dân tộc Việt Nam. Hồi đầu thế kỷ XX, nhiều học giả đã tuyên bố: Truyện Kiều còn, nước ta còn.

 

Thơ lục bát Việt Nam coi Truyện Kiều là áng thơ Lục bát khuôn mẫu từ trước tới nay. Trong Kiều, đại đa số các câu thơ lục bát đều sử dụng vần chính, nghĩa là dùng những tiếng cùng một khuôn âm như 'ba' với 'bà', 'thương' với 'trường', 'đời' với 'trời', “đầu” với “câu”(các âm bằng);

Rút trâm giắt sẵn mái đầu
Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần.

Khi làm thơ lục bát, nhiều bạn làm thơ còn chưa sử dụng thuần thục vần thông. Nhiều khi còn coi câu ca dao cũng có bốn câu ba vần sau đây:

Đêm qua tát nước đầu đình
Để quên cái nón trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà...

Là hai câu lục bát chỉ đúng một vần, còn lại hai cặp kia là không có vần!?
        Thực chất là hai câu lục-bát  này có một cặp vần chính (xin-tin), và hai cặp vần thông (inh – anh) và (en – in)

Để  sử dụng thuần thục vần thông khi làm thơ, chúng tôi xin nêu một số câu Kiều minh hoạ để dẫn ra những cặp từ có thể coi là vần thông của nhau để các bạn yêu thơ lục bát tham khảo.

 

Vần : en - uyên  

Cảo thơm lần giở trước đèn,

Phong tình có lục còn truyền sử xanh.

Vần: ươi - ơi – ưi ; ang - ương

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

  Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da..

Vần : ai - ơi – ui

Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Vần:  e - ê ; ai – oi – oai

 Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Vần: ân – uân ; êm – ên – iên.

Dập dìu tài tử, giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Vần: ưa – ơ ; ây – ay ; iêu – eo – êu;

Một lời nói chửa kịp thưa,

Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.

Ào ào đổ lộc rung cây,

Ở trong dường có hương bay ít nhiều

Đè chừng ngọn gió lần theo,

Dấu giày từng bước in rêu rành rành.

Vần : em – êm ; ơi – ôi – ai;

Đã lòng hiển hiện cho xem,.

Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.

Lòng thơ lai láng bồi hồi,

Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.

Vần : ươi – ơi ; inh – anh – uynh;

Nẻo xa mới tỏ mặt người,

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Hài văn lần bước dặm xanh,

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Vần: ân – uân; iêu – êu – yêu;

Vẫn nghe thơm nức hương lân,

Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều.

Nước non cách mấy buồng thêu,

Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng.

 Vần: ôn – uôn – on ;

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.

Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chỉn khôn.

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa, người còn nghé theo.

Vần: iu – iêu ; inh – anh;

Chênh chênh bóng nguyệt xế mành,

Tựa nương bên triện một mình thiu thiu.

Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,

Có chiều thanh vận, có chiều thanh tân.

Vần: uya – ê;  ưa – ơ ;

Cớ sao trằn trọc canh khuya,

Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?

Thưa rằng: Chút phận ngây thơ,

Dưỡng sinh đôi nợ tóc tơ chưa đền.

Vần: uây – ây – ai;

Chàng Kim từ lại thư song,

Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.

Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

Vần; ăm – âm; ai – ươi – oi;

Liền tay ngắm nghía biếng nằm,

Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai.

Tan sương đã thấy bóng người,

Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ.

Vần: ông – ong; ê - ia – i ;

Thoa này bắt được hư không,

Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về ?

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia
Ơn lòng quân tử xá gì của rơi

Vần: uông – ương – ang;

Vội về thêm lấy của nhà
Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông
Bậc mây rón bước ngọn tường
Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe

Vần: ăng – ưng;

Lần lần ngày gió đêm trăng
Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua

Vần: ông – ung ; ên – iên – in;

Trên yên bút giá thi đồng
Đạm Thanh một bức tranh tùng treo trên
Phong sương được vẻ thiên nhiên
Mặt khen nét bút càng nhìn càng tươi

       Vần : a – oa; ê – e – uya; inh – anh – uynh;

Đến nhà vừa thấy tin nhà
Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về
Cửa ngoài vội rủ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
Nhặt thưa gương giọi đầu cành
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu

Vần : ai – ươi

Còn non còn nước còn dài,
Còn về còn nhớ đến người hôm nay!

Vần : ưa – ư, em – im - êm

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Loan giao chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Vần: ông – ong; ên - in- uyên.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

  Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Vần : ôi – oai - ươi

Xiết bao kể nỗi thảm sầu!

Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi .

Kiệu hoa đâu đã đến ngoài,

Quản huyền đâu đã giục người sinh ly.

Vần: ê – uy – i; ăng – ưng .

Mở xem một bức tiên mai,

Rành rành tích việt có hai chữ đề .

Lấy trong ý tứ mà suy:

  Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?

Chim hôm thoi thót về rừng,

Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành.

Vần : ia – i

Có ba mươi lạng trao tay,

Không dưng chi có chuyện này, trò kia!

  Rồi ra trở mặt tức thì,

Bớt lời, liệu chớ sân si, thiệt đời!

 

 

Còn nhiều cặp vần thông nữa, trên đây chúng tôi chỉ xin trích làm dẫn chứng và nêu một số cặp vần cụ thể để các bạn làm thơ tham khảo.

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chúc các bạn làm thơ lục bát chuẩn vần và hay.

 

 

Phạm Thanh Cải

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Trần Hải Yến - lucbattâmxuan@yahoo.com.vn - 0988131936 - Hàn Quóc  (Ngày 22/06/2010 05:55:20 PM)

            Đọc bài vần thông của anh Phạm Thanh Cải đã giúp cho dòng sông thơ lục bát chảy mãi.  Hải Yến xin tặng tác giả tứ thơ nói về lục bát


Găm câu lục bát người ơi
Để ta thả nổi một thời bống bang
Tính tình tang tíng tình tang
Chín chiều lục bát ngổn ngang chín chiều

  Phạm Thanh Cải - phamthanhcai@gmail.com - 01696306682 - Chợ Mơ - Hai Bà Trưng - Hà Nội  (Ngày 13/06/2010 10:19:20 AM)
      Cảm ơn các bạn thơ Trần Nguyên Anh, Việt Hà, Nguyễn Đức Tuỳ đã ủng hộ và cổ vũ.
      Truyện Kiều mãi mãi là khuôn mẫu của thơ lục bát.
  Trần Nguyên Anh - tranguyenanh@gmail.com -  - Hoàng Mai - Hà Nội  (Ngày 9/06/2010 12:20:57 PM)

@ bạn Việt Hà

Đôi lời nhắn gửi Việt Hà,
Có muốn thì gọi lúc nhà vắng thôi!
Nhắn tin mà muốn à ơi,
Thẩn thơ thơ thẩn mấy lời... vô tư!

Nguyên Anh

  Nguyễn Đức Tùy - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - Việt Trì-Phú Thọ  (Ngày 9/06/2010 10:14:46 AM)
        Bài viết của bạn Phạm Thanh Cải rất hay. Tôi vẫn có thói quen mỗi khi không nắm chắc mình có sử dụng đúng vần thông hay không thì tôi tra cứu Truyện Kiều và cũng lập ra một bảng để tra cứu như tác giả bài viết này đã làm.
       Cảm ơn bạn đã cho bạn đọc những điều thật bổ ích để cho làng Lục bát ta không có những câu thơ thất vận. Cũng mong BBT lưu ý cho vấn đề này. Nên chăng những bài thất vận quá nhiều thì cho tác giả sửa lại trước khi lên trang?
  Việt Hà - Viethamhb@gmail.com.vn - 0978057999 - Việt Trì - Phú Thọ  (Ngày 8/06/2010 12:29:51 PM)

@ Anh Thanh Cải!

       Bài này của anh rất bổ ích với những người đang tập làm thơ như em. Hôm trước anh có bài VỀ TRÙNG VẬN TRONG THƠ LỤC BÁT (6/5/2010) và VẦN TRONG THƠ CA(15/5/2010) cũng rất hay.
        Thú thực khi đọc VẦN TRONG THƠ CA, em mới hiểu không được phép dùng 2 từ đồng âm đồng nghĩa ở câu lục và câu bát. Nhưng thỉnh thoảng em vẫn thấy có tác giả dùng mà anh? Và ví dụ trong bài về trùng vận anh dẫn chứng thật thú vị và sinh động. Em đọc mà buồn cười mãi. Nghĩ bụng mình may chưa làm bài nào trùng vận vì chưa có khả năng làm được 5-6 câu liền nhau có chung 1 vần a, ao, ông, ơi, âu... gì gì đó chứ không phải mình đã hiểu rõ về trùng vận.

@ bạn Nguyên Anh!

Vô tình gặp bạn ở đây
Bài hay mình phải cóp ngay, đọc liền
Nếu còn cần biết gì thêm
Nhắn tin, gọi điện cho Nguyên Anh mà!

V.H

  Trần Nguyên Anh - tranguyenanh@gmail.com -  - Hoàng Mai - Hà Nội  (Ngày 8/06/2010 10:46:21 AM)

Cám ơn và tặng tác giả Phạm Thanh Cải:

GIÁO KHOA LÀM THƠ!

Làm thơ hay phải đúng vần,
Chính thì quá tốt, thông cần biết thêm.
Bài này như giáo khoa nghiêm,
Ai mà chưa thạo, cóp liền đọc ngay.

Mong sao cho đến một ngày,
Đem ra bắt chước đã hay lắm rồi.
Thơ hay, vần điều tuyệt vời,
Dòng sông Lục bát một đời trôi êm!

Trần Nguyên Anh

Các bài khác: