Thứ bảy, 18/05/2024,


Mùa thu đâu chỉ có lá vàng rơi! (08/08/2009) 

Trước cửa mùa thu

 

Chập chờn lá sấu chao nghiêng

Vàng qua mắt ngọc dịu hiền sang thu

Âm dương mái thoảng sương mù

Ngậm ngùi hoa sữa trắng ru mây trời

 

Chiều lơ lửng tiếng chim rơi

Xôn xao sóng gọi một trời trăng xanh

Chìm trong rêu biếc cổ thành

Thả hồn theo gió bay quanh tây hồ…

 

Tiếng ve giờ đã hư vô

Chỉ còn lại cái xác khô trên cành

Nụ cười ánh mắt long lanh

Say mê ngày ấy em dành cho ai?

 

Lụa mưa quàng thẫm bờ vai

Thu đi xao xác phố cài then may

Biết sau ô cửa lạnh này

Em còn lửa ấm sao tay ngập ngừng…

 

Nguyễn Ngọc Hưng

 

 

 

 

Mở đầu bài thơ với hình ảnh chiếc “lá sấu chao nghiêng” gợi ta nhớ tới câu thơ Đường bất hủ: “Ngô đồng nhất diệp lạc/ thiên hạ công chi thu…” (một chiếc lá rơi đồng rơi/ Mọi người đều biết đã sang thu). Hóa ra ở xứ nào cũng vậy, nói đến mùa thu là nói đến hình ảnh những chiếc lá rơi, coi đây là đặc trưng của mùa này.

Thế nhưng mùa thu đâu chỉ có lá vàng rơi để cho con nai vàng ngơ ngác đạp lên trong thơ Lưu Trọng Lư, hoặc để phủ dày lên vai những pho tượng đá cẩm thạch trong vườn Luych-xăm-bua trong văn của nhà văn Pháp Annatôn Phơrăng, mùa thu trong thơ Nguyễn Ngọc Hưng còn có những đặc trưng khác- là sương mù, hoa sữa, mây trời:

 

“Âm dương mái thoảng sương mù

Ngậm ngùi hoa sữa trắng ru mây trời”

 

Là tiếng chim cùng những con sóng lăn tăn trên mặt hồ ao mỗi khi heo may về:

 

“Chiều lơ lửng tiếng chim rơi

Xôn xao sóng gọi một thời trăng xanh”

 

Vân vân… Còn nhiều thứ nữa. Tuy nhiên sẽ là thiếu xót, thậm chí tàn nhẫn, thậm chí một sự biết ơn. Nếu nhà thơ Nguyễn Du ngắm cúc nở đã không quên sen tàn (Sen tàn cúc lại nở hoa) thì Nguyễn Ngọc Hưng nói đến mùa thu không thể không nhắc đến con ve sầu đã chết sau khi hát hết mình trong “Giàn đồng ca mùa hạ”:

 

“Tiếng ve giờ đã hư vô

Chỉ còn lại cái xác khô trên cành”

 

Câu thơ đầy tính nhân văn. Như vậy có thể nói rằng mùa thu trong thơ Nguyễn Ngọc Hưng là một mùa thật phong phú đủ với các màu sắc, cung bậc. Nhưng dù có thể, nó vẫn chỉ là bức tranh không hồn nếu như ở đây không có hơi ấm con người, không có con người phả vào đấy. nhờ thế, bài thực sự trở lên sống động đằm thắm với câu kết:

 

“Biết sau ô cửa lạnh này

Em còn lửa ấm sao tay ngập ngừng…”

 

Em ngập ngừng vì em một phần, một phần dù có mùa thu lạnh lẽo, buồn tê tái đến đâu thì cũng là mùa thú vị nhất trong năm, không nên dùng sức nóng từ lửa hoặc những can thiệp thô bạo làm cho nó tan đi. Nếu nó tan (hoặc tình yêu không còn) thì thật bất hạnh cho con người.

 

Thanh Tùng

(Rút từ tập thơ “Những khúc ca trên cỏ”)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: