Thứ bảy, 18/05/2024,


Địa danh trong ca dao Bình Định (P1) (27/04/2009) 

1. Địa danh là tên riêng các đơn vị hành chính các cấp:

 

     Chúng tôi tìm thấy trong cuốn Văn học dân gian Nghĩa Bình, tập 1(1) trong số 160 câu ca dao ở phần ĐẤT NƯỚC - LỊCH SỬ thì có 83 câu có nêu các địa danh là tên riêng đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Định. Trong đó riêng địa danh Bình Định trong tư cách là tên tỉnh xuất hiện 16 lần ( # 19,28%) và thường đặt trong thế đối sánh với Kinh đô (Huế), và các tỉnh lân cận: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà.

 

 

     Ví dụ:

 

Tiếng đồn Bình Định tốt nhà

Phú Yên tốt lúa, Khánh Hoà tốt trâu

 

     Cụ thể số lần xuất hiện của địa danh các cấp như sau:

 

Tỉnh

(số lần)

Huyện( số lần)

( số lần)

Thôn, Làng( số lần)

Bình Định:(16)

Quy Nhơn (1)

 

Hưng Thạnh (1)

 

Tuy Phước(1)

 

Phước Sơn(1)

Luật Lễ (1)

Gò Bồi (4)

Kì Sơn(1)

Trường Úc(2)

(Phù Cát)

 

 

Chánh Lí(1)

Chánh oai (1)

Hoà Đại (2)

Hoà Hội(1)

chợ Gồm(1)

Phú Hội(1)

Cánh An(1)

(An Nhơn)

Bình Định

(Thị trấn) (1)

Đập Đá(3)

Gò Găng (6)

Phú Đa (2)

An Thái (4)

An Ngãi (1)

Hưng Long(1)

An Vinh(1)

Cầu Chàm(3)

Trung Dinh

Trung Thuận  Trung Liên

Trung Định

Trung Lý

 

( Hoài Nhơn)

Tam Quan (7)

Bồng Sơn (1)

Bồ Địch (2.)

Giếng Vuông (2)

Phù Mỹ  (4)

 

An Lương (1)

Dương Liễu(1)

Ô Long(1)

Tam Tượng(2)

Trà Ô(1)

(Tây Sơn)

Phú Phong

Đồng Phó

Hà Nhung

 

     (Ghi chú: Tên huyện đặt trong ngoặc đơn không xuất hiện trên văn bản ca dao. Chúng tôi đưa vào để biết tên thôn xã là thuộc huyện nào)

 

     Tên huyện, thị trấn và xã ít được nhắc đến trong ca dao. Cụ thể: huyện được nhắc đến nhiều nhất là Phù Mĩ (4 lần); Quy Nhơn, Tuy Phước (1 lần). Địa danh xã được nhắc đến nhiều nhất là Tam Quan (7 lần) vì đây là xã nổi tiếng nhiều dừa và  luôn gắn với hình ảnh cây dừa:

 

Công đâu công uổng công thừa

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

 

     Tên các thôn, các điểm cư dân tương đương thôn được nhắc nhiều nhất. Đứng đầu là “Gò Găng” (Thị tứ phía bắc huyện An Nhơn) được nhắc 6 lần ; tiếp đến là An Thái (An Nhơn) -4 lần; Gò Bồi (Tuy Phước); Đập Đá (An Nhơn) - 3 lần. 23 địa danh thôn khác được nhắc đến từ 1 đến 2 lần. Tổng cộng tên làng được nhắc đến 44 lần / 83 câu (# 53 %)

 

- Em về Đập Đá quê cha

Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng

 

- Anh về Đập Đá , Gò găng

Bỏ em kéo vải sáng trăng một mình

 

     Theo thống kê, các địa danh xuất hiện ở ca dao Bình Định thuộc chủ đề ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương chiếm số lượng lớn hơn ở chủ đề ca ngợi tình yêu nam nữ, phản ánh tình cảm vợ chồng. Điều này có ngược lại với kết quả thống kê chung về toàn bộ ca dao Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân Kính trong công trình Thi pháp ca dao (2) .Qua khảo sát tỉ lệ các địa danh là tên các đơn vị hành chính ta thấy tên tỉnh được nhắc nhiều nhất, sau đó là tên các thôn, các làng chứng tỏ người dân Bình Định cũng giống như nhân dân cả nước rất gắn bó với thôn, với làng và luôn luôn tự hào về địa phương mình sống.

 

     Đặc biệt, người Bình Định tự hào về tỉnh mình trong đối sánh với các tỉnh lân cận, đặc biệt là Phú Yên và Quảng Ngãi- những tỉnh đã có thời được sáp nhập với Bình Định qua các thời đại nhưng thủ phủ vẫn đóng tạo Bình Định. Mặt khác, địa danh cấp tỉnh Bình Định xuất hiện sớm hơn các địa danh cấp huyện trong tỉnh.

 

     Các tên thôn và đơn vị tương đương được nhắc đến nhiều thường là các địa phương có nghề hay, thợ khéo nổi tiếng. Ví dụ Gò Găng (An Nhơn) là nơi chằm nón và buôn bán nón nổi tiếng khắp vùng. An Thái (An Nhơn) là địa phương có nghề trồng dâu nuôi tằm nổi tiếng, lại có có truyền thống thượng võ. Gò Bồi (Tuy Phước) gần cửa biển, thuận đường sông là một thị tứ cổ, trên bến dưới thuyền, mua bán tấp nập (sau khi đô thị Nước Mặn bị tàn lụi) và còn phát triển đến ngày nay.

 

     Người con trai trong bài ca sau kể ra thật nhiều nơi, nhưng không phải để tỏ ra mình đi nhiều, biết rộng mà vì thấy mình cần lấy mảnh đất quê hương để thề bồi:

Anh nguyền cùng em chợ Giã cho chí Cầu Đôi

Nguyền lên Cây Vốc, vạn Gò Bồi giao long

Anh nguyền cùng em Thành Cựu cho chí Thành Tân

Cầu Chàm , Đập Đá giao lân kết nguyền

Trung Dinh, Trung Thuận cho chí Trung Liên

Trung Định, Trung Lý cũng nguyền giao ca

(Tháp Cánh Tiên, An Nhơn, Bình Định)

Tác giả Đinh Hà Triều

 

(Còn tiếp)

-------------------------------------

(Nguồn Blog Đinh Hà Triều)

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: