Thứ sáu, 26/04/2024,


Đến với bài thơ hay (02/05/2019) 

 

 

 

HỒN LÀNG

Đến đầu làng, đã nhạt mưa
Hoe hoe mấy hạt nắng thừa hắt sang
Điểm lên những cánh sen vàng
Lăn tăn mặt nước ao làng hoe hoe.

May còn sót lại khóm tre,
Mấy hòn đá tảng ngồi nghe sáo diều.
Tay đưa võng, miệng nhả Kiều
Bà ngồi ru cháu bóng chiều đổ ngang…

Người đi kén bạc, chọn vàng
Ta về ươm chút Hồn Làng-với quê!

Ngày 30/5/2013

Cao Trần Nguyên



Lời bình của: Nguyễn Thanh Tuyên

Khản cổ với “giữ gìn bản sắc dân tộc” mà để chiếm đất-người ta
san cát lấp cả ao đình. Quán Karaokee của ai đó xây cất chót vót át cả
di tích lịch sử đã xếp hạng quốc gia, có nơi Hotel của tư nhân nuốt cả
nhà hát lớn một thành phố tên tuổi từng vang bóng một thời…Lòng tham của con người đã nhấn chìm nhiều nét đẹp văn hoá do ông cha ta tạo dựng từ ngàn năm vào nơi dĩ vãng, chuyện nhãn tiền…buồn biết mấy và nuối tiếc cho những ai từng xót xa thương nhớ cội nguồn.
Ta biết nhà thơ Cao Trần Nguyên trăn trở trước nông nỗi ấy, nhưng ông điềm đạm kiên nhẫn tìm kiếm và rất may ông nhặt được chút hồn quê rơi rụng. Đề tài thì quá lớn diễn đạt bằng thơ chảng mấy dễ dàng, nhưng nhà thơ Cao Trần Nguyễn xử lý ngay bằng công cụ mà thuần thục chắc tay. Có lẽ đó là tay thuận của ông. Ông là người hết sức thủy chung với nhịp điệu Lục Bát truyền thống. Đọc Lục Bát của ông thấy ngọt lắm, nhưng không phải vị ngọt của nước đường tinh khiết mà là của mía re vừa có hàm lượng đường cao vừa giầu vi lượng chất khoáng hòa tan.
Đọc khổ 1: ta thấy ông tả cảnh tài tình. Thật khéo léo khi dùng từ điệp, từ láy tượng hình-làm hiện lên một không gian đầu làng sống động trước mắt ta, rồi nét quê xưa: khóm tre, đá tảng, diều sáo, đưa võng-bà ngâm nga Kiều…ở khổ 2 là những chi tiết được tuyển quặng nhặt ra nét đặc thù khái quát lấp la lấp lánh.
Đúng như ông nói:”Người ta đang kén bạc, tìm vàng” mờ mắt ở đâu đó, nhưng có cái mà bạc-vàng không thể mua nổi đó là: hồn cốt văn hóa, phong cách sống tốt đẹp của một dân tộc. không phải nhìn qua kính xám nhưng nếu tinh ta đang thấy quá nhiêu điều bi mai một, xuống cấp, khiếp nhất là chỉ rao giảng mà không làm theo-tốn kém mà hiệu quả thấp, có lẽ thế nên Cao Trần Nguyên mới: “ Ta về ươm chút hồn làng với quê”. Vâng phải ươm lại! Âm trầm mà như một câu kêu cứu thì thầm đuối sức. Do đó người đọc hiểu “ta” ở đây đâu phải chỉ mình ông phải chăng đó là đại từ nhân xưng chỉ số nhiều-chỉ cả cộng đồng.
Tôi vẫn thường đọc thơ Cao Trần Nguyên và Hiểu ông như thế.

Nhà thơ-bác sĩ: Nguyễn Thanh Tuyên-hội nhà văn-Hải Phòng

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: