Thứ bảy, 04/05/2024,


Lục bát thời “Kinh tế thị trường” (Phần II) (01/03/2009) 

    Trên phương diện hình thức và nội dung, chức năng và giọng điệu thơ Lục bát những thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã đưa linh hồn dân tộc lớn lên cùng thời đại, phản ánh khá trung thành và sâu sắc đời sống và tâm lý, nhịp sống và điệu hồn con người Việt Nam. Nó cũng chứng tỏ được sự lớn mạnh và  bản lĩnh sống của một thể thơ truyền thống cũng như tài năng và bản lĩnh của người Việt trong thời kinh tế thị trường.

 

Phần 2: Những cách tân về hình thức thể loại Lục bát từ 1975 đến nay:

 

     Để chuyển tải cho hết những nội dung phong phú sinh động tinh tế và nóng hổi của hiện thực tâm hồn con ng­ười hiện đại, Lục bát tiếp tục củng cố những cách tân nghệ thuật thể loại từ thời Thơ mới về sự vắt dòng, chấm giữa dòng, xếp câu Lục bát kiểu bậc thang, phối thanh, ngắt nhịp linh hoạt...v.v... Tuy nhiên mức độ của những cách tân đó cao hơn, phổ biến hơn. 

 

     Về tổ chức và trình bày câu thơ: Hầu hết Lục bát đ­ương đại đi theo tổ chức kết cấu cặp Lục bát trên 6 d­ưới 8 như­ng có một số trư­ờng hợp có sự cách tân như: hiện tượng câu lục rút lại, câu bát giãn ra một vài chữ có xảy ra nhưng chỉ là cá biệt.

 

     Ví dụ: Câu lục rút lại:      

 

Cùng là hạt m­ưa rơi

Thôi đừng khóc nữa những lời ca dao

Dù trong dù đục thế nào

Cả ta nữa cũng tan vào hư­ không

(trích theo Nguyễn Vũ Tiềm – 1000 câu thơ tài hoa)

 

     Có hai hiện tượng xảy ra không phải cá biệt, rất đáng lưu ý là việc trình bày cặp Lục bát có xu hướng mô đéc hóa (không thắt vào ở câu lục và nở ra ở câu bát, mà thẳng một lối) và hiện tượng cắt mỗi câu lục, câu bát làm đôi, làm ba và đặt thành hai dòng hoặc cả bài cùng một trục thẳng. Ví dụ:

 

Chẳng bao giờ

Trăng ngồi yên

Cứ trong văn vắt

Cứ nghiêng ngả trời

Thản nhiên trôi giữa dòng đời

Tỏa ra đến hết

để rồi

Còn trăng

 

     Hiện tượng vắt dòng thơ cũng đẩy lên mức độ cao hơn rất nhiều; không phải chỉ vắt nối 2 dòng mà có khi đến 4 dòng thơ mới trọn vẹn một đơn vị cú pháp. Cá biệt lên đến 6 dòng. Nguyễn Duy đã đạt kỷ lục về sự vắt dòng tràn lan từ nhan đề qua khổ thơ thứ nhất, kéo tiếp sang khổ thơ thứ 2 ở bài 'Đám mây dừng lại trên trời...'

 

     Hiện tượng câu thơ trình bày theo kiểu bậc thang nhiều hơn Lục bát của thơ mới (của giai đoạn 1945-1975) và đẩy đến những mức cheo leo. Câu thơ xếp bậc thang liên tục mỗi chữ một dòng:

 

Chia cho em một đời thơ

Một lênh đênh

               một dại khờ

                           một tôi

Chỉ còn cỏ mọc bên trời

Một bông hoa nhỏ

lặng

              rơi

                            mư­a

                                                              dầm...              

(Không đề - Nguyễn Trọng Tạo)

 

     Đây không phải chỉ là sự lạ hóa dòng Lục bát mà là gây ấn t­ượng trực giác về sự tan nát của cõi lòng sau những mất mát chia lìa.

 

     Hiện t­ượng chấm câu giữa dòng cũng phổ biến và tạo đ­ược hiệu quả thẩm mĩ cao. Tuy nhiên có lúc nó bị lạm dụng đến mức cực đoan:

 

Sài Gòn. Nên thế vẫn mư­a

Em đi trong ư­ớt nên vừa qua may

Em đi. Trong ­ướt thân gầy

Hở l­ưng nên phải che đầy bàn tay

Giọt m­ưa. Nh­ư thể men say

(Sài Gòn - Lê Huy Quang) 

 

     Về nhịp thơ, Lục bát sau 1975 tiếp thu sự ngắt nhịp phối thanh linh hoạt của Thơ mới và đẩy nó lên cao hơn. Có khi chỉ trong một đoạn thơ thôi mà có câu phải đọc một hơi 6 âm tiết, lại có câu được cắt thành 5 - 6 hoặc 7 tiết tấu, trong đó có đến 4 - 5 hoặc 6 nhịp 1. Sự ngắt nhịp một cách linh hoạt, nhiều dạng tiết tấu cùng đan xen này mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao:

 

Dẫu tôi đã dán mắt nhìn             

Dẫu tôi nghiêng ngó soi tìm quẩn quanh

Vẫn là m­ười ngón tay anh         ( 6)

Vẫn là mắt ấy, mắt mình chứ ai!   ( 4/4)

Úm ba la! - hóa... thiên tài             (3/1/2)

Và tôi hóa kẻ nhầm, sai, dại, khờ. (5/1/1/1 hoặc 2/3/1/1/1)

Vỗ tay, tôi bỗng sững sờ                 (2/4)

Bởi yêu ng­ười - đã - dối -lừa - đ­ược - tôi.(2/1/1/1/1/1/1)

 (Xem ảo thuật - Thúc Hà)

 

 

 

     Kiểu cắt nhịp ấy gây ấn tư­ợng rõ rệt về sự rã vụn, nát, rối của lòng ngư­ời sau khi vì yêu mà bị dối lừa.

 

     Về phối điệu, gieo vần: cơ bản là theo quy tắc của truyền thống nhưng LB hiện đại có xu h­ướng cãi lại truyền thống êm đềm của thể loại ở chỗ sử dụng nhiều thanh trắc ở vị trí lẻ. Có một số tr­ường hợp có sự phá cách gieo vần ở tiếng thứ tư­ của câu bát như ca dao xưa theo một dụng ý nghệ thuật:

 

Tay ông đâu, chân ông đâu

Chuyện ở trong đầu đang nghĩ về ai

(Gửi sao Thần Nông - Nguyễn Thanh An)

 

     Sự không bình thư­ờng trong cách gieo vần, phối thanh này gợi sự không bình thường trong cái vị đ­ược gọi là Thần Nông mà cả chân tay đầu óc đều không làm gì, nghĩ gì cho nhà nông. Rất quan liêu, vô trách nhiệm, và vì thế sự bất bình của ng­ười làm thơ cũng đ­ược hiện ra. Cơ bản Lục bát hiện đại đều dùng vần chính, vần bằng, rất hiếm thấy vần trắc nh­ưng sử dụng nhiều vần thông.

 

     Tuy nhiên cái sôi động và phong phú nhất của ph­ương tiện biểu đạt trong thơ Lục bát hiện đại, phải nói là ở sự sử dụng phư­ơng diện ngôn ngữ rất hiện đại. Là ngôn ngữ của đời sống, vừa bình dị vừa cập nhật đời sống văn hóa và tâm lí thời đại, lại sắc sảo, linh hoạt và mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ. Trong đó phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là khâu then chốt đã tạo nên sự lung linh, đa nghĩa đầy biến ảo của những bài thơ Lục bát. Ví dụ như 'trái tim mắc cạn', 'gánh mãi hoàng hôn một mình', những là 'n­ướng chiều thành tro', 'hong khô lại nụ cư­ời', những là 'sỏi ôm tiếng guốc đi nằm', Quê nhà ở phía ngôi sao/ xa xôi mượn khúc ca dao làm cầu … Đó là những ẩn dụ lạ lẫm, bất ngờ và đầy hiệu quả nghệ thuật:

 

Đ­ưa kim qua nỗi ư­u phiền

Mẹ ngồi vá lại cho nguyên sự đời.

(Thi Hoàng)

 

     Lối sử dụng từ, kết hợp từ táo bạo cùng với những phép tu từ biến ảo nh­ư thế này trong lục bát gần đây tạo ra nhiều ấn t­ượng thẩm mỹ sâu sắc. Ít nhất đó là những 'cách nói phi thư­ờng' (Nguyễn Vũ Tiềm) làm cho thơ Lục bát không phải chỉ hay ở nhạc mà còn hấp dẫn ở lời, ở hình ảnh ấn t­ượng và ý nghĩa sâu xa.

 

     Như vậy cả trên phương diện hình thức và nội dung, chức năng và giọng điệu thơ Lục bát những thập kỷ cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã đưa linh hồn dân tộc lớn lên cùng thời đại, phản ánh khá trung thành và sâu sắc đời sống và tâm lý, nhịp sống và điệu hồn con người Việt Nam. Nó cũng chứng tỏ được sự lớn mạnh và  bản lĩnh sống của một thể thơ truyền thống cũng như tài năng và bản lĩnh của người Việt trong thời kinh tế thị trường.

 

     Từ tháng 8 năm 2008  trang web Luc bat.com  mở ra với nhiều chuyên mục sát trúng đặc trưng thi pháp của thể loại  và cách đặt tên giàu sức gợi, chắc chắn càng có điều kiện cho thể loại phát triển từ gốc đến ngọn, từ lý luận phê bình đến sáng tác.phản ánh tư thế, tâm thế của tâm hồn Việt Nam thời @. (Hết)

Tác giả Bùi Thị Báu

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa. ĐT: 0912560864.

bui_thi_bau@yahoo.com.vn)

 

 

---------------------

Ghi chú: Trong bài viết có dẫn thơ Lục bát theo trí nhớ, có thể một vài chỗ chưa chính xác. Mong bạn đọc lượng thứ và đính chính giùm. Xin chân thành cảm ơn.

 

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: