Thứ bảy, 04/05/2024,


“Em van anh đấy, anh đừng thương em!..” (19/02/2009) 

XA CÁCH


Nhà em cách bốn quả đồi,
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng…
Nhà em xa cách quá chừng,
Em van anh đấy, anh đừng thương em!..

 

Nguyễn Bính

 

 

Quay về với những câu thơ mang đậm chất ca dao của Nguyễn Bính ta thường tìm được cho mình một cảm giác thư thái rất lạ bởi cái chân chất, gần gũi mà vô cùng ý nhị. Trong “Thi nhân Việt Nam” (Hoài Thanh - Hoài Chân) có đoạn viết “Giá Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số những nhà thông thái nghiên cứu”. Nguyễn Bính đã sáng tác gần một ngàn bài thơ mà phần lớn đều ngọt ngào như câu ca dao, hãy nghe:

”Nhà em cách bốn quả đồi,
Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng…
Nhà em xa cách quá chừng,
Em van anh đấy, anh đừng thương em!..”


Bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu mà làm tôi liên tưởng đến hình ảnh của cả một làng quê với những cô thôn nữ e ấp. Để nói lên sự cách trở giữa hai người cô gái đã mượn quả đồi, ngọn suối, cánh rừng làm những “chướng ngại vật”. Không hiểu rằng sự cách trở này chỉ đơn thuần là cách trở về địa lý hay còn có những khó khăn không thể vượt qua giữa cô gái và chàng trai bởi “chim vào lồng, cá cắn câu…” nhưng tôi muốn cảm nhận bài thơ theo hướng rằng ấy là chỉ bởi đường xa hay bởi nàng mượn cớ đường xa mà nói thôi.

 

“Em van anh đấy, anh đừng thương em!..”, chắc hẳn trong tim cô gái cũng có chút gì đó dành cho chàng trai, bởi thế mà cô phải “van” anh đừng có thương em; “van” là một động từ vừa có tính cầu xin vừa như một lời năn nỉ. Phải chăng cô gái “van” chàng là bởi cô sợ rằng nếu chàng cứ thương thì rồi cô cũng sẽ… đến thương chàng mà thôi. Vậy là cô gái đã từ chối tình cảm của chàng trai nhưng vẫn thể hiện cho chàng biết rằng ấy là tại “Nhà em xa cách quá chừng” chứ chẳng phải tại lòng em hẹp hòi với anh. Từ chối như thế thì làm sao chàng lại đành lòng “ngại núi e sông” mà không đến với nàng, mà không “thương” nàng cơ chứ. Đấy, e ấp, ý vị là ở chỗ này đây, mà chan chứa yêu thương cũng là ở chỗ này đây!

Tôi đã có lần đem so sánh thơ Nguyễn Bính với các món ăn miền quê như tương, cà… và thầm cười cái tâm hồn ăn uống quá “lớn” của mình. Thế nhưng, thật sự là thơ Nguyễn Bính trong tôi cũng có cái ngon lành, cái hấp dẫn và sự quen thuộc đến không thể dứt bỏ được như những món ăn “quê mùa” (nhưng bây giờ là “đặc sản” rồi!), lâu ngày không ăn là nhớ, là thèm đến bứt rứt.

 

(Nguồn: thanglongdl.com)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  hồ thế hệ - congtuhoho1998@gmail.com - 01673244745 - vân hồ sơn la  (Ngày 25/06/2017 3:45:24)

Nhà em cách mấy cung đường
Cách ba tuyến bus cách đôi bến tàu
Nhà em dẫu có cách xa
Anh xin làm gió thướt tha đi cùng

  Nguyễn Xuân Ngọc - Ngọc NX1939@gmail.com - 01677225720 - Hiệp Sơn Kinh Môn Hải Dương  (Ngày 08/12/2015 21:36:30)

KHẨN KHOẢN

“Nhà em cách bốn ngọn đồi”
Cách ba con suối cách đôi cánh đồng
Mà em lại chưa có chồng
Anh chưa có vợ em mong đợi chờ
Xuân Ngọc





HỎI
“Nhà em cách bốn ngọn đồi”
Cách ba con suối cách đôi cánh đồng
Mà em lại chưa có chồng
Anh chưa có vợ sao không dám chào
Xuân Ngọc


 

Các bài khác: