Thứ bảy, 27/04/2024,


NHỮNG NGÀY ỐM (04/12/2008) 

Đặng Vương Hưng

Thuốc thang không đủ tiền mời

Cơm canh lạnh nhạt, lệch đôi đũa mòn

 

Và em chẳng hát ru con

Thờ ơ ánh mắt héo hon nụ cười

 

Niềm vui trốn chạy đâu rồi?

Nỗi buồn hớn hở dạo chơi đầy nhà...

                                        Năm 1990

 

     "Chơi chơi buồn, chơi chơi tự trào. Người làm thơ muốn mượn thơ giải sầu trước cảnh ngộ. Nào có xong. Càng muốn trốn nó càng vận vào mình.

     Đọc mà thương về một thời..."

                                            (Phan Quế)

 

     "Có lẽ hạnh phúc thường bắt đầu từ những điều tưởng như đơn giản nhất của cuộc sống thường nhật. Không ai muốn gia đình mình bị "hoàn cảnh" nghèo khó và ốm đau. Nhưng có thể ta sẽ không nhận ra niềm vui nếu không có nỗi buồn; không cảm thấy đầy đủ nếu chưa bao giờ bị thiếu thốn...

     "Những ngày ốm" có thể chỉ là khoảng thời gian rất nhỏ, hay "lát cắt" của một đời người. Nhưng nó cũng có thể là tất cả, nhất là khi Niềm vui trốn chạy đâu rồi? / Nỗi buồn hớn hở dạo chơi đầy nhà”.

                                            (Hoài Hương)

 

     "Bài thơ rất ngắn gọn, chỉ với sáu câu, lại chia ba đoạn, nhưng đã nói được thật nhiều điều: Cái nghèo khó, sự đau ốm bệnh tật, và hạnh phúc gia đình... Từng câu thơ đa nghĩa cứ ám ảnh, khiến ta day dứt không yên."

                              (Lê Đình Thắng)

 

     "Vẫn là tình cảm đằm sâu, một niềm thương vợ đến xót lòng của người chồng, nhưng ở đây lại  trong tình cảnh rất cụ thể đến chi tiết: Chồng ốm đau,  trong nhà đồng tiền đã cạn, với những bữa ăn thiếu thốn, khốn khổ. Bởi thế, căn nhà đã vắng tiếng ru con vì người vợ đang Thờ ơ ánh mắt héo hon nụ cười...

     Bài thơ rất kiệm lời, nhưng có lẽ cũng vì vậy mà người đọc lại càng đồng cảm được nỗi xót xa cay đắng nhiều hơn cùng tác giả."

                        (Nguyễn Hoàng Mai)

 

 

----------

Trích HỌC QUÊN ĐỂ NHỚ

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: