Thứ sáu, 19/04/2024,


Đặng Vương Hưng: Quên hờ hững để cùng người đam mê (07/10/2012) 
                             
  HỌC QUÊN ĐỂ NHỚ CHO NHIỀU  
        
               
Học quên để nhớ cho nhiều
Học hờn giận để cưng chiều đấy thôi
Học lẻ loi để có đôi
Học ghen là để cho người thêm yêu
Em thì xa vắng bao nhiêu
Tôi đành học cách nói điều vu vơ
Học sắc sảo để dại khờ
Học già dặn để ngây thơ thuở nào
Tôi giờ còn lại chiêm bao
Cố trần tục để thanh tao kiếp người
Mải mê học khóc cho cười
Quên hờ hững để cùng người đam mê…
 
Đặng Vương Hưng
 
 
Nhà thơ Đặng Vương Hưng và MC Tuyết Nhung của Truyền hình VTC trong một talkshows về chủ đề
 "Người giữ gìn Thơ Lục Bát trên không gian mạng", được ghi hình tại Thư phòng Lục Bát Quán, năm 2012
 
                 LỜI BÌNH 
Nhà thơ Đặng Vương Hưng có rất nhiều bài thơ lục bát hay và để lại ấn tượng khó quên trong lòng bạn đọc. Bài thơ “Học quên để nhớ cho nhiều” của anh là một trong những bài thơ như vậy.
Những vần thơ lục bát được viết giản dị với cách so sánh tương phản thật độc đáo thông qua những hình ảnh rất gần gũi khiến bài thơ không chỉ dễ nhớ mà còn để lại nỗi nhớ sâu sau khi đọc. Phải nói là “Học quên để nhớ cho nhiều” đã làm nên tên tuổi của Đặng Vương Hưng. Anh đã phân tích và tìm ra được những nghịch lí rất thực tế để khi đọc lên ta thấy trong thơ anh tồn tại những cái đúng-sai, xuôi-ngược, xa-gần… mà không hề nhàm chán. Bài thơ đã khai thác đến tận cùng ngọn nguồn cảm xúc nên nó đã dễ dàng chiếm chỗ và lan tỏa nhanh, rộng trong lòng người đọc.
Học” chính là công việc của muôn đời. Cổ nhân đã từng dạy: “Ấu bất học lão hà vi, ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí”. Thế mà giờ đây trong thơ của mình, Đặng Vương Hưng lại nhắc với chúng ta về công việc đó. Chúng ta học cái gì và học để làm gì? Ngay cái tựa đề bài thơ đã giúp ta trả lời, đó là “Học quên để nhớ cho nhiều”. Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta như vậy, khi hai động từ “quên - nhớ” cứ luôn đằng đẵng đi theo bên cạnh chúng ta suốt một kiếp người. Có những việc cứ tưởng như ta đã thuộc làu và nhớ từng chi tiết của nó đến mười mươi, ấy vậy mà khi dùng đến nó ta lại quên béng đi mất. Đó là nỗi nhớ hời hợt, nông nổi của những cậu học trò mỗi khi học thuộc bài sau thì đã lại quên đi bài trước. Đó là phút nhớ đến chiếc roi lằn mông để rồi ta lại tự nhủ làm sao phải học chăm học tốt để lớn khôn.
           Có những điều càng muốn quên thì nó lại cứ tồn tại ngang nhiên trước mắt và đi theo ta hết một cuộc đời. Nó luôn ở bên ta như nắng với mây trời và làm ta day dứt mãi chẳng thể nguôi. Đó là những lúc muốn quên đi khổ đau để mơ về hạnh phúc, quên đi vất vả để tìm về ấm no, quên đi thiếu thốn để hướng về đủ đầy, quên đi nhơ bẩn để khơi tronggạn đục, quên đi ồn ào để tìm về nơi tĩnh lặng…
Bài thơ “Học quên để nhớ cho nhiều” đã đưa ta về cõi chung chiêng của hai miền quên-nhớ. Nhiều khi cái “nhớ-quên” ấy cứ đan xen lẫn lộn, đôi lúc làm cho ta có cảm giác khó phân định tách rời. Quên làm sao đây khi trong lòng ta đang ngổn ngang những nỗi nhớ không thể đặt tên, chẳng thể thốt lên lời.
            Bằng cách liệt kê hiện tượng sự việc một cách đơn giản, bài thơ đã so sánh cho ta thấy những cặp mâu thuẫn thường gặp trong cuộc sống. Đó là những hình ảnh quên-nhớ, yêu-ghen, cưng chiều-hờn giận, sắc sảo-dại khờ, già dặn-ngây thơ, thanh tao-trần tục, khóc-cười, hờ hững-đam mê…Những cặp mâu thuẫn bình dị ấy cứ hiển nhiên len lỏi đi vào trong cuộc sống của mỗi người như cơm ta ăn, áo ta mặc, nước ta uống, khí ta thở  mỗi ngày.
Học quên để nhớ cho nhiều
Học hờn giận để cưng chiều đấy thôi
         Nếu không biết hờn giận thì làm sao biết sẻ chia, nếu không có những buổi sáng lãng quên thì làm sao có những buổi chiều nhung nhớ.
Học lẻ loi để có đôi
Học ghen là để cho người thêm yêu
Em thì xa vắng bao nhiêu
Tôi đành học cách nói điều vu vơ
Học sắc sảo để dại khờ
Học già dặn để ngây thơ thuở nào
Tôi giờ còn lại chiêm bao
Cố trần tục để thanh tao kiếp người”
        Chỉ có những ai đã từng thực sự cô đơn mới thấu hiểu hết ý nghĩa của hai từ hạnh phúc. Có ai yêu mà chưa từng một lần ghen để không phải ngẫu nhiên mà nhiều người nói cho ta biết rằng “yêu càng nhiều thì ghen lại càng nhiều”. Có ai lớn khôn mà chưa từng một lần dại dột. Có ai đang đứng ở bên kia con dốc của cuộc đời mình mà chưa từng một lần tiếc nuối thời tuổi trẻ ngây thơ để mỗi lúc nghe thấy tiếng chuông chùa bình yên, ta như nghe thấy đức Phật nhìn thấu tâm can ta và dạy rằng: “Hãy để con trẻ đến cùng ta”. Cuộc đời tựa một giấc mơ hoa để cho ta mải miết đuổi theo giấc mơ ấy để vươn cao bay xa, nhưng càng đi xa thì càng thấy con đường sao cứ dài ra mà ta thì ngắn lại. Càng đứng trên cao thì càng thấy đất trời thì bao la mà người ở dưới đất nhỏ lại thấp dần, càng cố thanh tao lại càng thấy mình trần tục...
Bằng thể thơ lục bát truyền thống, bài thơ “Học quên để nhớ cho nhiều” của Đặng Vương Hưng đã trở thành một bài học lớn truyền tải cho ta nhiều thông điệp nhỏ. Mỗi câu thơ là một chân lí mang tính triết học sâu sắc nhưng cũng rất thực tế đời thường. Bài thơ hay vì ý thơ, tứ thơ và câu chữ trong bài thơ gần gũi với chúng ta. Bài thơ đã đưa ta đi hết một kiếp người, từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, già cỗi. Bài thơ đã giúp ta nhận ra kiếp người là “kiếp học”. Trong cái “kiếp họcnhiều trầm luân gian truân ấy, rốt cục ta đã học được những gì đây?
“Mải mê học khóc cho cười
Quên hờ hững để cùng người đam mê”
Khóc thế nào đây, cười thế nào đây? Khóc-cười là sự phát triển sinh lý tự nhiên của con người để duy trì sự sinh tồn, vậy mà tại sao ta còn phải học? Có ai biết được mình sẽ sống được bao nhiêu năm, làm được bao nhiêu công việc và khóc cười bao nhiêu lần hay không? Tiếng khóc tiếng cười theo ta lớn lên cùng thời gian. Lúc mới sinh ra, nếu ta không khóc được thì cơ thể sẽ tím tái và chết ngạt. Chính vậy mà chúng ta ai cũng phải học khóc từ thưở lọt lòng. Tiếng khóc lúc này đây là tiếng thở đầu tiên khai thông cho ta với cuộc đời, để cho ta được thở với cuộc đời. Trong tiếng khóc tiếng cười trong veo của thưở thiếu thời ta nghe thấy có ánh sáng và cả tiếng thơ tiếng nhạc của những tháng ngày “giòn cười tươi khóc”. Khi bước vào tuổi dậy thì, tiếng khóc tiếng cười như nắng gió mùa xuân, như hơi thở phập phồng nơi lồng ngực. Còn người lớn thì sao? Người lớn ít khóc, ít cười nhưng lại có rất nhiều lí do để khóc để cười. Họ khóc họ cười khi ruộng đồng khô hạn nứt nẻ, khi thua thiệt bạn bè, khi thời thế đảo điên, bất công ngang trái, kinh doanh thất bát, đồng tiền mất giá…
Còn khi chúng ta chết đi thì sao? Chết là hết, không còn vương vấn nợ nần đau khổ hay giận hờn, thù hận. Chết tức là buông tay để trở về với cát bụi. Khi ta chết đi, là lúc ta cười thật tươi hài lòng như khi vừa “cày xong thửa ruộng. Cuộc đời với những tháng ngày cứ lặng lẽ đi qua ta để có ai mà không hiểu rằng mạng sống của con người là vô giá, mất đi nó là mất đi tất cả. Học khóc, học cười để cảm thông, là để thấu hiểu và tha thứ. Học khóc học cười để ôm trọn đất trời, ôm trọn trái tim nhân loại và ta chỉ thực sự hạnh phúc khi biết khóc, biết cười và biết đam mê.
“Mải mê học khóc cho cười, quên hờ hững để cùng người đam mê”hai câu thơ nhỏ nhưng lại mang theo bài học với những ý nghĩa lớn. Đây là câu thơ làm nên cái hay của bài thơ. Trong cái hay ấy có ai mà không hiểu ra rằng: “khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười”.
Học quên để nhớ cho nhiều” là một bài thơ lục bát hay, dễ thuộc và nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Mỗi câu thơ là một bài học nhỏ răn dạy cho ta kinh nghiệm sống mỗi ngày. Bằng những câu chữ mộc mạc, chân thật, bài thơ không còn là một bài thơ truyền tay trong giới học sinh-sinh viên nữa mà đã trở thành một bài thơ hay đi cùng bạn đọc. Mới đây, nhạc sỹ Kanl Lam đã thành công với việc phổ nhạc cho bài thơ này. Sự phối hợp thăng hoa của thơ và nhạc đã thêmmột lần nữa khẳng định tên tuổi của Đặng Vương Hưng và làm cho tiếng khóc tiếng cười của anh ngày càng vọng vang xa mãi.
 
   Nguyễn Thúy Hạnh (Vietseri)
                    Email: hanhncdt@gmail.com
                     Điện thoại: 0982 300 697
 
 


Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyen Xuan Ngocj - nguyenxxuanngoc661939@gmail.com - 01677225720 - Hiep son kinh mon hai duong  (Ngày 30/09/2013 16:56:18)

HỌC QUÊN ĐỂ NHỚ
Học quên để nhớ cho nhiều
Học hờn giận chẳng ai yêu dại khờ
Có người sắc sảo học đòi
Cho nên sống kiếp lẻ loi tầm thường

Tôi thì mong học yêu thương
Nhưng đời ghen ghét biết đường nào yêu
Ai càng xa cách bao nhiêu
Thì tôi gần lại nói điều thiết tha

Học ngây thơ để nua già
Sao tôi học mãi vẫn là ngẩn ngơ!
Cõi trần học để thanh tao
Học xong như giấc chiêm bao chẳng còn

Mải mê học khóc trẻ con
Không cười mà khóc để tròn kiếp sinh
Xuân Ngọc
Ngày 30/09/2013

  Lục Thị Bích Hạnh - Tuoixechieu113@yahoo.com.vn - 01665460480 - Thanh Trì- Hà Nội  (Ngày 11/10/2012 10:40:06)

Thật tuyệt vời một lời bình sâu sắc,lời bình Thúy Hạnh làm cho độc giả ngưỡng mộ với tài năng của bạn, có lẽ để hiểu một bài thơ, cùng đồng cảm với bài thơ ấy, ta phải có một chút duyên mới làm nên điều kỳ diệu đó được.Thúy Hạnh đã thổi linh hồn vào bài thơ Học Quên Để Nhớ của Đặng Vương Hưng.Bài thơ phải rất hay thì lời bình mới chắp cánh cho nó bay xa được,Đặng Vương Hưng và Nguyễ Thúy Hạnh đã hoàn toàn chinh phục độc giả ở lục bát.
Trong cuộc sống cần phải học rất nhiều, bé thì học nét chữ đầu tiên, khi trưởng thành học làm người, đến khi ta hiểu cuộc sống, ta có kinh nghiệm trong cuộc sống, những thăng trầm của số phận lúc này đây ta Học Quên Để Nhớ thật nhiều.
Cảm ơn Thúy Hạnh Và Đặng Vương Hưng đã làm nên một Học Quên Để Nhớ đã ở trong lòng độc giả như một cuốn cảm nang nhỏ giúp ta hiểu cách sống , mình phải sống thế nào cho trọn một kiếp người

  VŨ VĂN THỊNH - vuvanthinhkienxuong@gmai.com - 01678.199.195 - T.T Thanh Nê Kiến xương Thái Bình  (Ngày 09/10/2012 16:02:30)

Xin chào tác giả NGUYỄN THÚY HẠNH đã có bài bình rât hay và sâu sắc qua bài thơ HOC QUÊN ĐỂ NHỚ,của nhà thơ ĐẶNG VƯƠNG HƯNG. Nhân đây tôi cũng muốn gửi đến nhà thơ Đ. V HƯNG mấy lời tâm sự chân thành.Tuy đây là lần đầu tiên tôi mới được đọc bài thơ này

Học Quên Để Nhớ rất nhiều
Học hiểu cuộc sống, bao điều đổi thay
Học Quên Để nhớ, bàn tay
Nâng ta đứng dậy, những ngày còn thơ
Học để nhớ, những dại khờ
Bao cay đắng, những lơ ngơ cuộc đời
Học Quên Để Nhớ, bao người
Quanh ta tri kỷ khắp nơi tìm về
Học thành phố. Nhớ nhà quê
Cho ta cuộc sống bộn bề hôm nay
Tình người, tay nối bàn tay
HỌC QUÊN ĐỂ NHỚ thêm say cuộc đời

Ngày 9/10/2012
              VŨ VĂN THỊNH             

  Đỗ Thu Yên - truongson5885@gmail.com - 0163.6689,629 - Hà Nội  (Ngày 09/10/2012 12:01:20)

Còn khi chúng ta chết đi thì sao? Chết là hết, không còn vương vấn nợ nần đau khổ hay giận hờn, thù hận. Chết tức là buông tay để trở về với cát bụi. Khi ta chết đi, là lúc ta cười thật tươi hài lòng như khi vừa “cày xong thửa ruộng”. Cuộc đời với những tháng ngày cứ lặng lẽ đi qua ta để có ai mà không hiểu rằng mạng sống của con người là vô giá, mất đi nó là mất đi tất cả. Học khóc, học cười là để cảm thông, là để thấu hiểu và tha thứ. Học khóc học cười là để ôm trọn đất trời, ôm trọn trái tim nhân loại và ta chỉ thực sự hạnh phúc khi biết khóc, biết cười và biết đam mê.
Cảm ơn lời bình của Nguyễn Thúy Hạnh đã gợi những ẩn ý sâu sa trong câu chữ trong bài thơ HỌC QUÊN ĐỂ NHỚ CHO NHIỀU
Ca khúc mang âm hưởng dân ca rất hay mượt mà và dễ hát , cảm ơn ba tác giả THƠ , NHẠC và bài bình rất xuất sắc
Xin chúc mừng
Đỗ Thu Yên

  Đồng Bác Kế - kedongbacninhbinh@gmail.com - 0915303016 - Trường THCS Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội  (Ngày 08/10/2012 20:53:16)

Chào Nguyễn Thuý Hạnh!
Anh vào Lucbat.com được đọc lời bình bài thơ "Học quên để nhớ cho nhiều". Một lời bình sắc sảo, công phu. Nhờ có lời bình này mà anh mới có thể cảm nhận được nhiều cái hay, cái đẹp ẩn chứa trong từng câu thơ.
Đọc bài thơ và đọc lời bình của em anh đã học được và có thêm cho mình nhiều kiến thức.
Cảm ơn em nhiều!
Chúc em vui khỏe, hạnh phúc và sáng tác đều tay!

Các bài khác: