Thứ hai, 16/09/2024,


Tạng của Trương Nam Chi là tạng cả nghĩ. Dù chị viết về đề tài nào, ở khía cạnh nào thì cũng vẫn cứ thiên về những cật vấn nội tâm, cật vấn về lối đi của tâm linh, của những nỗi day dứt được và mất, thứ được và mất mang tính phổ quát cho một đời. Bởi giác quan của nhà thơ vô cùng tinh nhạy cho nên nhà thơ nhìn thấy, một cách tinh tế, những khoảnh khắc của trạng thái và cố định nó lại bằng những câu thơ cũng rất tinh tế.


Trương Nam Chi có một tâm hồn quá ư nhạy cảm, đồng thời là một người làm kinh tế. Người ta nói làm thơ mà lại làm kinh tế thì chỉ có “ăn chữ”. Nhưng hình như sự nhạy cảm của người làm thơ cũng rất cần cho việc kinh doanh. Chí ít là người làm thơ không thể kiếm tiền bằng bất cứ giá nào. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà thơ chuyển sang kinh doanh bị đổ nợ. Nhưng Nam Chi vẫn trụ được, ít nhất là vào thời điểm này. Đây cũng là môi trường giúp cho chị cảm nhận được cái xô bồ, hỗn độn, tráo trở của xã hội. Công việc đã đưa chị đến nhiều nơi mà chị cần phải đến. Có thể do vậy mà chị được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh, nhiều nỗi éo le của người đời. Đó cũng là lúc mà lòng trắc ẩn con gái trỗi dậy trong lòng chị. Để rồi chị nghĩ, chiêm nghiệm và viết về những điều mà chị cảm nhận. Đơn giản lắm, bình thường lắm, nhưng lại tràn đầy những nỗi niềm khắc khoải.

DỐC THIÊNG  (25/09/2013)

“Dốc thiêng” là một tiếng thở dài về nhân tình thế thái bằng thơ của một phụ nữ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ở tuổi đó, người đàn bà Trương Nam Chi đã lặng lẽ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình với những tiếc nuối không thể nào quay lại được: “Đêm vuốt ngược/ Dốc/ Đàn bà – Hương hoa thầm gọi/ Ngỡ là/ Đương xuân… (Dốc thiêng).

LẠC DUYÊN  (25/09/2013)

Tiếng thơ của Trương Nam Chi đậm chất tinh tế của một tâm hồn phụ nữ. Chị lại tựa vào tình mẹ, nhiều khi vận dụng cảm thức của ca dao, cho nên sự dịu nhẹ, tha thiết được tăng lên. Điều đó cũng góp phần hóa giải những vướng mắc trước cuộc đời và tình yêu, đầy hấp dẫn rộn ràng, nhưng cũng đầy phức tạp và khổ đau!

QUÀ TẶNG TÌNH YÊU  (25/09/2013)

Ngày nhỏ, Trương Nam Chi sống cùng cha mẹ tại Hà Nội. Sau ngày đất nước thống nhất, chị cùng gia đình chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Thừa hưởng “gien thơ ca văn nghệ” từ người cha, Trương Nam Chi đã làm thơ sau bao dâu bể và thăng trầm của đời người. Thơ của chị là sự trải lòng của một thiếu phụ nhìn cuộc sống vui buồn đã qua bằng một trái tim bình dị, một cảm xúc nhẹ nhàng mà nồng thắm.

Trang [1 ]