Thứ sáu, 29/03/2024,


Luật thơ Lục Bát (01/03/2012) 
 
Để giúp một số bạn đọc trẻ tuổi là học sinh, sinh viên… cùng những người mới tập làm thơ lục bát có thêm sự rành rẽ về luật thơ lục bát, người biên soạn xin được giới thiệu bài nói về luật thơ... dùng cho người mới tập làm thơ, chứ tuyệt nhiên không dám múa rìu qua mắt các thợ thơ. Những chi tiết trong bài viết này là tổng hợp, chọn lọc, biên soạn từ nhiều tài liệu tham khảo khác nhau, cũng có thể dùng nguyên câu chữ của một tác giả khác... Các ví dụ cốt minh họa cho sát vấn đề nêu ra chứ không đề cập tới yếu tố hay hoặc dở. Rất mong được quý bạn đọc góp ý, bổ khuyết.
 
1 - Vần tiếng Việt:
 
Vần là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng Việt.
 
+ Tiếng việt có các vần sau:
 

a
ac
ach
ai
am
an
ang
anh
ao
ap
at
au
ay
ăc
ăm
ăn
ăng
ăp
ăt
âc
âm
ân
âng
âp
ât
âu
ây
e
ec
em
en
eng
eo
ep
et
ê
êc
êch
êm
ên
êng
ênh
êp
êt
êu
i
ia
ich
iêc
iêm
iên
iêng
iêp
iêt
iêu
im
in
inh
ip
it
iu
o
oa
oac
oach
oai
oam
oan
ang
oanh
oao
oap
oat
oay
oăc
oăm
oăn
oăng
oăp
oăt
oc
oe
oec
oem
oen
oeng
oeo
oep
oet
oi
om
on
ong
ooc
oong
op
ot
 
ô
ôc
ôi
ôm
ôn
ông
ôông
ôp
ôt
ơ
ơc
ơi
ơm
ơn
ơng
ơp
ơt
u
ua
uân
uâng
uât
uây
uc
uêch
uênh
ui
um
un
ung
uôc
uôi
uôm
uôn
uông
uôt
up
ut
uy
uya
uych
uyêc
uyên
uyêt
uym
uyn
uynh
uyp
uyt
uyu
ư
ưa
ức
ưi
ưm
ưn
ưng
ước
ươi
ươm
ươn
ương
ươp
ươt
ươu
ưt
ưu
y
ych
yêm
yên
yênh
yêt
yêu
ym
yn
ynh
yp

 
+ Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép.
Ví dụ: Từ TA có vần là A là nguyên âm A.
Từ THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N.
Từ THANH có vần là ANH là nguyên âm A ghép với phụ âm kép NH.
 
+ Vần tiếng Việt nếu có hai nguyên âm đứng đầu thì tính cả hai nguyên âm đó. Ví dụ: Từ TOANH có vần là OANH.
Tuy nhiên cũng có trường hợp lại chỉ tính từ nguyên âm thứ hai. Việc xác định vần trong trường hợp này nên tra cứu bảng thống kê vần trên đây để tham khảo. Ví dụ:
- Từ “quện” có vần là “ên” chứ không phải “uên” vì trong bảng tra vần không có vần “uên”.
- Từ “giang” có vần là “ang” chứ không phải “iang” vì trong bảng tra vần không có vần “iang”.
 
 
2 - Các loại vần trong thơ lục bát:
 
- Một cặp thơ lục bát gồm hai câu: câu đầu 6 từ, câu hai 8 từ.
- Thơ lục bát có các loại vần sau:
Mỗi vần có hai dạng là VẦN BẰNG và VẦN TRẮC tùy thuộc vào các thanh (còn gọi là dấu) kèm theo nó. Ví dụ: vần “an” có “an”, “àn” là vần bằng, “án”, “ản”, “ãn”,“ạn” là vần trắc.
 
+ Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền). Ví dụ:
 
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
 
thì từ “ta”, “nhau” có vần không thanh (không dấu). Còn từ “là” có vần có thanh huyền (dấu huyền).
 
+ Vần bằng trong thơ lục bát: Từ thứ 6 câu lục và từ thứ 8 câu bát thường là vần bằng. Vần được nối tiếp từ vần chân câu lục sang vần lưng (tức vần yêu) của câu bát. Vần chân câu bát lại nối tiếp hiệp vần với vần chân câu lục tiếp sau...
 
+ Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng. Ví dụ:
 
Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
 
Các từ “nhện” và “quện” mang vần trắc. Trường hợp này rất ít khi dùng. Nếu sử dụng thì bao giờ từ thứ 6 của câu lục và câu bát cũng đều phải dùng thanh trắc.
 
+ Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát. Ví dụ:
 
Một đời đuổi bóng bắt hình
Tóc sương mới ngộ ra mình ngu ngơ.
 
Thì vần “inh” trong từ “hình” ở câu lục, vần “ơ” trong từ “ngơ” ở câu bát là các vần chân.
 
+ Vần chính và vần phụ: Vần gieo ở câu trước là vần chính, vần gieo ở câu sau là vần phụ. Nếu vần câu sau cùng vần với vần câu trước thì cũng là vần chính.
 
+ Vần yêu: Là vần ở giữa câu bát, thường là vần ở từ thứ 6, nếu vần rơi vào từ thứ 4 thì từ thứ 6 phải chuyển ngược thanh với từ thứ 4. Ví dụ:
 
Yêu em anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu nàylấy anh không.
 
+ Điệp vận: Vần tiếp sau giống hệt vần trước.
 
+ Phong yêu (lưng ong): Trong một câu mà vần lưng và vần chân đều cùng một vần thì gọi là phong yêu. Cần tránh phong yêu vì đọc lên nghe không hay. Ví dụ:
 
Cả đêm thao thức bồn chồn
Râm ran tiếng mõ dập dồn đầu thôn.
 
+ Lạc vận: Là vần chân câu lục sang vần lưng câu bát, vần chân câu bát sang vần chân câu lục tiếp theo lại không cùng vần, đọc nghe mất âm điệu. Ví dụ:
 
Mang danh kẻ sĩ Bắc
Lại chui vỏ ốc, lại chuồn đi đâu.
 
+ Vần thông và lân vận (vần ép): Các vần nối tiếp nhau phải cùng vần (vần chính), nếu vần tiếp theo khác hẳn vần chính thì lạc vận, nếu gần giống vần chính thì gọi là lân vận, nếu vần đọc lên nghe na ná vần chính thì gọi là vần thông (vần phụ). Ví dụ:
 
Lù lù ngồi giữa công đường
Ra oai có vẻ ông hoàng ta đây.
 
 
3 - Luật bằng trắc trong thơ lục bát:
 
A - Mô hình:
Các từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8
Câu lục 1: + B + T + B
Câu lục 2: + T T + + B
Câu bát 1: + B + T + B + B
Câu bát 2: + T + B + T + B
(Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.)
 
B – Luật bằng trắc trong thơ lục bát:
- Các từ 2, 4, 6, 8 phải luôn đúng luật bằng trắc (xem mô hình trên).
- Các từ 2, 4 câu lục phải niêm với các từ 2, 4 câu bát.
- Từ thứ 2 câu lục và câu bát phải là thanh bằng. Trường hợp bố trí từ thứ 2 câu lục là thanh trắc thì phải đưa vềdạng tiểu đối. Tức là chia câu lục làm 2 về, mỗi vế 3 từ, đối nhau. Từ thứ 2, 3 phải là thanh trắc, từ thứ 6 phải là thanh bằng (như mô hình câu lục 2). Ví dụ:
 
Đi vạn dặm, viết nghìn trang
Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời.
 
Chú ý: Từ số 5 câu lục nên dùng thanh bằng để đảm bảo đối cho cân, trường hợp hãn hữu mới dùng thanh trắc. Ví dụ:“Khi tựa gối, khi cúi đầu”... Nếu làm thơ nghệthuật quyết không dùng trường hợp hãn hữu này.
- Từ thứ 4 câu lục và câu bát phải là thanh trắc. Để câu thơ cân đối thì từ thứ 4 phải là thanh trắc (để gánh hai thanh bằng ở từ thứ 2 và 6). Nếu ở câu bát đã gieo vần lưng vào từ thứ 4 là thanh bằng thì từ thứ 6 phải dùng thanh trắc.
- Muốn câu thơ có nhạc thì ở câu bát phải bố trí từ thứ 6 thanh không (không dấu) và từ thứ 8 thanh huyền hoặc ngược lại. Nếu bố trí cả hai từ này cùng một thanh huyền (hoặc cùng thanh không) thì câu thơ đọc lên mất tính nhạc. Ví dụ:
 
Hỏi thăm cô ấy có chồng chưa nào?
 
4 - Họa thơ lục bát:
 
- Khi họa thơ lục bát cần tuân thủ nghiêm yêu cầu: Từ thứ 5, 7 ở câu bát và từ thứ 5 câu lục không được trùng với bài xướng.
- Khi họa nguyên vận thơ lục bát phải dùng đúng vần (cả vần chân và vần lưng) với bài xướng. Nhưng cũng có thể chỉ họa đúng vần chân cho dễ hơn...
 
5 - Tập Kiều và lẩy Kiều:
 
- Tập Kiều là lấy nguyên văn câu lục và câu bát ghép lại với nhau thành một bài thơ lục bát hoàn chỉnh. Chú ý: không được thay đổi một từ nào, cũng không được lấy cả cặp câu lục bát liền nhau.
- Lẩy Kiều là mượn từng câu trong Truyện Kiều, có sửa đổi đôi chút, rồi ghép lại thành một bài thơ có nội dung định thể hiện, không bắt buộc phải giữ nguyên vần.
 
6 - Tiểu đối:
 
Thơ lục bát không bắt buộc phải dùng tiểu đối. Nhưng nếu sử dụng thì ở câu lục chia hai phần phải đối nhau toàn diện (thanh, ý, từ). Còn câu bát cũng chia hai phần chỉcần đối ý, riêng từ thứ 4 và từ thứ 8 phải đối cân cả thanh và ý.
 
 
Trần Mỹ Giống (biên soạn)
Điện thoại: 0919811050
Email: tranmygiong@yahoo.com.vn
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Đỗ Thị Hoài Phương - Hoàiphuong@gmail.com - 0938463563 - Thôn cành lá xã cành cây huyện tóc mây tỉnh đồi núi  (Ngày 13/12/2020 22:02:21)

Mùa đông đi đến lại qua
Đông đi xuân đến lại bao nhiêu lần
Xuân mai thì đã đỡ đần
Người yêu không có ngồi đần tết qua

  Bùi Ngọc Hải  - Haj26061959@gmai.com - 0928941709 - Bình minh kim sơn Ninh Bình   (Ngày 11/01/2020 14:37:48)

Mình có xem trang nào đó trên Google có nói trường hợp dấu nặng thuộc thanh trắc nhưng cũng là trung gian giữa bằng và trắc có thể thay thế cho thanh bằng khi bí...trường hợp này áp dụng chủ yếu loại thơ nào vậy thì thơ lục bát có áp dụng được o...muốn nghe tư vấn của thầy giáo... Cám ơn nhiều

  Bùi ngọc hải - Haj 25061959 @ gmail.com - 0928941709 - Bình minh kim son Ninh Bình   (Ngày 17/12/2018 12:04:55)

Cảm ơn các bạn qua tài liệu này rất bổ ích cho những người như tôi mới đầu bước vào chập chững học làm thơ
Rất vui được tham khảo tài liệu... Của các bạn
Mong các bạn là người thầy chuyền đạt những kiến thức cơ bản bổ ích đến những người yêu nhưng còn ít hiểu biết như... Tôi

  Hoàng Trọng Hiếu - hoangtronghieu 1943 @gmail.com - 0976940961 - Số nhà 168, tổ 2A,phg Đồng Tâm,tp Yên Bái  (Ngày 18/08/2018 4:41:34)

Về luật mà nói như thế là khá hoàn chỉnh. Người làm thơ 6/8 chỉ cần bám sát thi pháp ở trên là ổn.
Hoàng Trọng Hiếu
G/v ngữ văn

  Đào văn sinh - Canhcaquynhcoi53@gmai.con - 01242533259 - 165 phố bùi thị xuân hà nội  (Ngày 18/06/2017 17:09:38)

Tôi muốn học cách gieo vần

  Dao Duc Thinh - daoducthinh123@gmail.com - 0912673641 - No 66, 293 Lane, Ngoc Thuy street, Ngoc Thuy ward,, Long Bien district, Ha Noi  (Ngày 20/04/2017 12:31:03)

Cảm ơn tác giả nhiều, đây là tài liệu rất bổ ích cho người mới tìm hiểu như tôi!

  quách minh liên - quachminhlien@gmail.com - 01254225540 - quận 2  (Ngày 17/10/2016 12:02:11)

Hay , xin cám ơn tác giả nhiều.

  Nguyễn Đông Sơn - dongson1955@gmail.com - 0944485241 - Số 151, dãy 4, khu dãn dân tổ 19D, ngách 34/153 phố Vĩnh Tuy, P. VT, HBT  (Ngày 16/10/2016 16:50:28)

Đọc xong bài này, ai cũng biết cách gieo vần trong thơ lục bát. Vần chân câu lục thứ nhất thì vần với vần lưng câu bát thứ hai tiếp theo, vần chân câu bát thứ hai lại vần vói vần chân câu lục thứ ba tiếp theo...
Song thực tế gieo vần rất khó nên thường phải dùng vần lân vận (gần giống) hay vần thông (na ná giống) khi chưa quen gieo. Ngay như bốn câu đầu truyện Kiều ta thấy:
"Trăn năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Vần chân câu lục thứ nhất là vần "a" (chữ "ta"), vần với vần lưng câu bát thứ 2 tiếp theo là vần "à" (chữ "là")(trong bảng vần không có dấu tức là vẫn là "a" là vần chính).
Chân câu bát thứ 2 là vần "au" (chữ "nhau")chỉ vần lân vận (gần giống) chân câu lục thứ ba tiếp theo là vần "âu" (chữ "dâu") (Trong bảng vần "au" cách "âu" khá xa trong cột nguyên âm "a" là lân vận).
Chân câu lục thứ ba vần "âu" (chữ "dâu")lại chỉ vần lân vận với lưng câu bát tiếp theo thứ tư là vần "au" (chữ "đau")...
Để thấy ngay từ đầu Nguyễn Du đã dùng vần lân vận để gieo các câu thơ lục bát trong truyện Kiều.
Về vần thông (na ná) cũng thế.

  Ngô Doãn Dậu ( Ngô Thanh Tùng ) - nzd2002vt@yahoo.com - 0932.66.00.33 - 213 Thống Nhất, P8, TP Vũng Tàu  (Ngày 20/07/2015 18:41:44)

Xin trân trọng cám ơn tác giả Trần Mỹ Giống đã có công biên soạn bài : Luật thơ lục bát, mà theo tôi là rất dễ hiểu và bổ ích ở trên.

  Bùi văn Thanh - thanh.bivn@gmail.com - 0982345096 - số 22 ngocx 12 đường Mê linh - Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc  (Ngày 29/10/2014 12:00:26)

Cảm ơn Trần Mỹ Giống đã biên soạn bài hữu ích này.
Xin phép thầy copy về để học và giới thiệu cùng bạn bè.

  Tô Văn Thuận - tovanthuan_2005@yahoo.com - 0918105909 - 88B/7, KP 5B, Tân Biên, Biên Hoà, Đồng Nai.  (Ngày 29/03/2013 18:58:24)

Tôi chưa biết làm thơ. Bây giờ mới được người bạn "Tình Người" chỉ cho biết vào đây để học hỏi. Bước đầu tôi đã cảm nhận thấy rất kỹ thuật và đúng là những kiến thức căn bản để tập làm thơ. Tôi sẽ từ từ hiểu và học hỏi. Tôi rất vui và yên tâm đã có chỗ để học và tập. Tôi chỉ mong làm được mấy câu đơn giản, có ý nghĩa và vui mỗi khi cần là mãn nguyện lắm rồi. Rất trân trọng cảm ơn Nhà Thơ đã chia sẻ kiến thức. cảm ơn bạn "Tình Người" thường làm thơ vui trên Facebook.

  tran tuong - donhanphi1997@gmail.com - 0985819709 - tan lac- hoa binh  (Ngày 19/03/2013 15:12:13)

thank thay rat nhieu

  Đinh hòa - caothitrong57@gmail.com - 0936433638 - 106h1 Kim mã thượng Ba đình Hà nội  (Ngày 17/10/2012 0:11:05)


Trân trọng cảm ơn Trần mỹ Giống đã biên soạn bài này.

Các bài khác: