Thứ sáu, 26/04/2024,


Con tim trống rỗng, con tim không lời! (15/01/2012) 
 
GỬI NGƯỜI LẠC BƯỚC
 
Người đi buổi ấy qua sông
Người vấp phải đá. Người không trở về!
Người đi đã nuốt câu thề
Đã ăn say lả bùa mê của người...
 
Người đi làm một trận cười
Đuổi con bong bóng, rỉa mồi bồng bênh!
Cái cây chẳng giữ nổi mình
Bỗng dưng đổ đốn cho cành cong queo

Hang cùng, ngõ tối thì theo
Đài sen thì bỏ, cánh bèo thì vơ
Con sông tình phụ cái bờ
Người đi tình phụ kẻ chờ canh thâu

Cỏ trong khô héo dãi dầu
Thương nhau còn biết vá khâu cho lành
Nghìn năm thì phá tan tành
Ma chơi đùa cợt chút tình thì tin

Lối sang đã hết đường tìm
Con tim trống rỗng, con tim không lời!
Tội tình là phút chia phôi
Chỉ thương con trẻ bên trời bơ vơ...
 
Kim Chuông
(Rút trong tập thơ "Ba ta một lứa bên trời" NXB Hội nhà văn – 2004)
 
 
 
"Gửi người lạc bước" là bài thơ viết về sự quá đà hoa nguyệt của những cặp vợ chồng đã nhiều năm gắn bó có khi chín đầm trong hạnh phúc yêu thương! Lời thơ tha thiết giản dị giàu lối ví von so sánh của tục ngữ ca dao. Cái tài của Kim Chuông là sự kết hợp giữa hình tượng và ngôn ngữ tạo sự bùng nổ của cảm xúc, triết lý một cách hợp lý để truyền tải tư tưởng, tình cảm với lòng yêu ghét phân minh...

Người đi buổi ấy qua sông
Người vấp phải đá. Người không trở về!

Câu thơ như một lời kể song lại dự báo một điều gì trong hành động tự ý... Câu tám được ngắt thành hai câu độc lập trong quan hệ nhân quả: Họ đã tự ý chuốc lấy lỗi lầm, đã ăn phải thứ bùa mê, cháo lú mà quên đi lời thề son sắt... Hẳn là kẻ bị bùa mê đang say, đang bồng bềnh trong ảo giác hạnh phúc mà người tình mang tới! Họ không hay biết họ đang làm một trận cười cho thiên hạ! Tìm cái thực trong cái ảo. Cây xanh họ trông xum xuê là thế tự dưng đổ đốn. Thân cành được nuôi dưỡng, nâng niu bỗng thành dập gẫy cong queo...
Dù bị phụ tình biết người yêu đang chon nhầm đường, đang theo đuổi cái vô vọng, bỏ cái cao quý mà vơ lấy đám bèo phiêu dạt... Song tác giả đã biết đã biết dừng lại đúng ngưỡng của nó là trở về sự hướng nội chân thành, thấu tình đạt lý:
 
Cỏ trong khô héo dãi dầu
Thương nhau còn biết vá khâu cho lành

Đây là lời gan ruột pha chút ngậm ngùi ai oán song cũng vô cùng rành rẽ và quyết liệt. Một con ngựa đau cả tàu nhịn cỏ đó là truyền thống quý báu của cha ông song việc gì cũng đến ngưỡng, đến giới hạn của nó… (Khi đã tự mình đạp đổ). Mạch cảm xúc được đẩy đến độ chông chênh, Nếu không biết dừng lạ, biết chuyển hướng hợp lý thì khả năng thẩm thấu của tác phẩm sẽ bị hạn chế. Trong trường hợp này Kim Chuông vừa đủ độ tỉnh táo và tài hoa. Anh đã đưa cảm năng trở về từ chính sự sâu thẳm trong tâm khảm. Lời thơ chùng xuống như từ động chuyển sang tĩnh thành vết khứa vào hồn người đọc:
 
Tội tình là lúc chia phôi
Chỉ thương con trẻ bên trời bơ vơ...

Bùi Hải Đăng
(Nguồn: Báo Người Hà Nội)
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: