Thứ bảy, 20/04/2024,


Tình mẹ ôm cả đại dương (01/12/2011) 

TÌNH MẸ
 
Mẹ ơi nhớ mẹ mỗi chiều
Băn khoăn trăn trở nhiều điều thương con
Mẹ là cả dải nước non
Đi xa muôn dặm cho con lối về
Mẹ là sông núi con đê
Cho con nguồn chảy tràn trề nước trong
Mẹ là ngọn lửa sưởi lòng
Đêm đông giá lạnh con mong ấm người
Mẹ là người bạn đường đời
Chia cay sẻ ngọt của người tha hương
Tình mẹ ôm cả đại dương
Ngập tràn sắc nắng quê hương đón chờ...
 
Bùi Nguyệt
(CHLB Đức)


 
Mẹ là đề tài muôn thuở của thơ ca. Tôi đã nghe nhiều bài hát, đã đọc nhiều câu thơ nói về mẹ và đều thấy thương những bà mẹ Việt Nam - Anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang, đúng như tám chữ vàng Bác Hồ đã tặng. Nhưng khi đọc "Tình mẹ" của Bùi Nguyệt tôi lại thấy thương người con viết bài thơ hơn gười mẹ viết ở trong thơ:
 
Mẹ ơi! Nhớ mẹ mỗi chiều
Băn khoăn trăn trở nhiều điều thương con
 
Đó là lời gọi mẹ, giãi bày với mẹ nỗi nhớ, niềm thương của người con tha hương khi chiều buông, nắng tắt. Vì thời điểm này, người con mới có thời gian được thảnh thơi, nghỉ ngơi sau ngày lao động. Gia đình sum họp trong bữa cơm chiều. Đây cũng là thời điểm gà sắp lên chuồng, chim đang về tổ và cả cái màu hoàng hôn kia cũng gợi nhớ khêu buồn dối với những người xa quê hương xứ sở. Đến đây tôi lại nhớ câu ca dao:
 
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều!
 
Ôi! Cái niềm thương nỗi nhớ của những người viễn xứ còn bát ngát, mênh mông, bao trùm cả non sông, đất nước:
 
Mẹ là cả dải nước non
Đi xa muôn dặm cho con lối về
 
Nỗi nhớ mẹ của Bùi Nguyệt gắn liền với nỗi nhớ Tổ quốc mang hình chữ S. Thiết nghĩ, cụm từ "dải nước non" rất chuẩn với dáng hình đất nước Việt Nam. Và phải chăng - Dáng hình ấy luôn hiện hữu trong đáy lòng tác giả?
Hình ảnh mẹ gắn chặt với hình dáng non sông. Tầm khái quát này vừa có chiều sâu về tư tưởng vừa có bề rộng về tình cảm. Từ mạch cảm xúc ấy, nhà thơ đã cụ thể hóa ý trừu tượng - tình mẹ, lòng con bẳng nghệ thuật điệp ngữ và liên hiệp tỉ dụ. Nó có tác dụng khắc sâu tình cảm mẹ con, gây ấn tượng cho người đọc.
Mẹ là nước non - cho con lối về. Mẹ là sông núi, con đê - cho con nguồn chảy. Mẹ là ngọn lửa – sưởi lòng con khi giá lạnh đêm đông. Mẹ là bạn đường đời để chia cay sẻ ngọt. Mẹ là đại dương để ngập tràn sắc nắng quê hương! Rõ ràng, đối với con thì mẹ là tất cả.
Kết cấu của bài thơ gây bất ngờ cho người đọc. Đó là hệ thống không gian đang từ lớn cứ thu nhỏ dần rồi bất thần mở ra mênh mông vô cùng vô tận! Sự liên tưởng logic của tác giả cũng góp phần mang lại giá trị thẩm mỹ của bài thơ.
Qua "Tình mẹ" ta hiểu cả lòng! Nếu tình mẹ mênh mông thì lòng con sâu nặng công ơn sinh thành dưỡng dục. Nhớ nhiếu thương lắm người mẹ già ở quê nhà đang từng ngày trăn trở thương con. Tình thương ấy đâu chỉ như nước trong nguồn mà ôm cả đại dương mênh mông vời vợi. Tôi thấu hiểu nỗi lòng người hải ngoại. Bùi Nguyệt ơi! Phải thế này không: Sợi nhớ sợi thương cuốn trọn địa cầu?
 
 
Hoàng Tấn Đạt
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  nguyễn văn đức - truongcongtu1994@yahoo.com - 01657871400 - lạng giang bắc giang  (Ngày 11/04/2012 9:40:57)

thơ hay và thực sự súc động . đôi khi thơ có thể làm người đọc rơi nước mắt

  LÊ NGŨ NAM PHONG - namphonglengu.www.google.com.vn -  - Trương THCS Mỹ Lợi A, Cái Bè,Tiền Giang  (Ngày 09/12/2011 15:57:32)

Nếu nói về Mẹ thì không thể nào tả và kể cho hết ân nghĩa của Mẹ, lo lắng cho con lúc nhỏ như lúc đã lớn khôn, biết bao là công lao vô tận sánh như trời, biển, Bạn cũngcảm nhận như tôi. Mẹ là tất cả, Mẹ là niềm tin, như nhạc sĩ Y vân sáng tác "Lòng Mẹ".Tôi cũng chia sẻ cùng bạn qua bài thơ sau:


TÌNH MẸ

Trên đời ai cũng như ai
Có cha có mẹ có hai diệu kỳ
Chăm lo- săn sóc ly ti
Nuôi con dạy bảo những gì mai sau
Ơn cha nghĩa mẹ non cao
Phận làm con cái phải sao đáp đền
Thờ cha kính mẹ là trên
Công dung-ngôn-hạnh tạo nên gia đình
Nghĩ rằng cha mẹ của mình
Sống lâu, sống khỏe, sống tình với con
Ngờ đâu nước cạn non mòn!
Cha đi bỏ mẹ, bỏ con thình lình
Mẹ già ấp ủ ân tình
Sáng ra viếng mộ lau hình cho cha
Chiều về hương khói bánh trà
Lo toan sự việc như là bên nhau
Làm con lòng thấy nao nao
Nhớ cha thương mẹ biết bao sự tình
Mẹ già tình vẫn bóng hình
Đấy là giáo huấn quá trình dạy con
“Còn cha còn mẹ là hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây”
Cháu con phải biết điều này
Kính cha, kính mẹ dâng đầy tình thương.

Cuối Thu 2011
namphonglengu.www.google.com.vn

  Nguyễn Thị Mai Hương - seohyunmylove99@yahoo.com.vn - 19001026 - Minh Sơn_Thạch Sơn_Thạch Thành_Thanh Hóa  (Ngày 03/12/2011 11:20:58)

Mẹ già tóc bạc bay bay
lo con sớm tối tháng ngày héo hon
bài thơ muốn nói về tình yêu thương con da diết.Không có gì hơn được tình mẫu tử.

  Nguyễn Thanh hà - nguyenthanhhahy@gmail.com - 01668383020 - CLB lục bát Đoàn Thị Điểm Hưng Yên  (Ngày 01/12/2011 16:08:36)

MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG

Một trong những nhà thơ trào phúng để lại trong lòng dân tộc những bài thơ bất hủ là Trần Tế Xương. Lịch sử văn học nước ta nói chung và lịch sử thơ ca Việt Nam nói riêng, những nhà thơ trào phúng không nhiều nhưng thời nào cũng có, cả cổ đại, trung đại và hiện đại. Những bài thơ, vần thơ trào lộng của các nhà thơ trào phúng không chỉ là cái cười sâu cay đối với những thói hư tật xấu của xã hội, vạch trần sự thối nát của bọn thống trị phong kiến ngày xưa, những tội ác trời không dung đất không tha của đế quốc và tay sai, đã một thời làm mưa làm gió, áp bức bóc lột nhân dân lao động nước ta đến cùng cực. Ngay cả khi chế độ mới được thiết lập, thơ trào phúng vẫn có vị trí rất quan trọng trong đời sống thơ ca cũng như trong trào lưu lịch sử. Hôm nay, trong chuyên mục này, chúng tôi xin sưu tầm và trân trọng giới thiệu một bài thơ lục bát hiếm hoi của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương. Bởi vì trong kho tàng thơ trào phúng Việt Nam, thơ trào phúng Trần Tế Xương thường dùng thể loại thơ 7 chữ, còn thơ lục bát thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy mà, trong dòng thơ trào phúng của ông, vẫn có những bài thơ chưa hẳn là trào phúng mà có thể là một bài thơ lục bát trữ tình sâu sắc, nói về sự ấm nồng của tình bạn. Con người ta, không một ai là không có bạn. Bạn bè cũng là nguồn nhân lên sức mạnh tinh thần cho mỗi người, là chỗ dựa tinh thần cho chúng ta mỗi khi cuộc đời có những bước biến cố, rủi ro, hoạn nạn.

ÁO BÔNG CHE BẠN

Ai ơi, còn nhớ ai không ?
Trời mưa, một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiếc ai đâu
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô ? (1)
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ (2)
Kẻ về khóc trúc, than ngô một mình
Non non, nước nước tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ (3)
Trần Tế Xương

Chúng ta đều biết, các nhà thơ ngày xưa và ngày nay đều là những người rất "kỹ tính" trong cấu trúc ngôn ngữ thơ văn. Những bài thơ nổi tiếng dù là trữ tình hay trào phúng đều là những bài thơ tuyệt vời về cấu trúc ngôn ngữ, nhất là khi chữ Hán còn được dùng phổ biến trên thi đàn. Ngôn ngữ của thơ thông thường sâu sắc, "ý tại ngôn ngoại", giúp người thưởng thức thơ ca phải rất chịu khó mới có thể thấu hiểu nội dung thể hiện từng chữ từng câu. Có nhà thơ đã nói: "Phải tìm ý nghĩa câu thơ giữa hai dòng chữ" là có lý. Trong bài "Áo bông che bạn" của Trần Tế Xương không chỉ toát lên tình bạn cao cả thông qua một hành động nhỏ "đưa áo che mưa che đầu cho bạn". Bài thơ đã sử dụng ngôn ngữ khá tài tình. Nhất là chữ "ai" trong mỗi câu thơ, như câu đầu (1) "Ai" ơi (chỉ bạn) còn nhớ "ai" (chỉ nhà thơ). Còn trong câu 3 và 4: nào "ai" (chỉ bản thân nhà thơ, còn "ai" sau (chỉ bạn). (2) Trong bài có hai địa danh làm điển tích là Tam Đảo, Ngũ Hồ là hai thắng cảnh ở Trung Quốc, cũng có ý nghĩa là "tiên cảnh".
(3) - Bạn của nhà thơ đến thăm gặp mưa, nhà thơ phải cởi áo bông của mình che đầu cho bạn khỏi ướt. Bây giờ thì bạn đã đi xa, nhà thơ nhớ bạn và nhớ sự việc cũ ấm áp ấy.
Nguyễn Thanh Hà
(CLB lục bát Đoàn Thị Điểm Hưng Yên)
nguyenthanhhahy@gmail.com

Các bài khác: