Thứ năm, 25/04/2024,


Quy tắc của văn vần (Thơ) (11/08/2008) 

Thơ phải chú trọng ở luật bằng, trắc, văn, đối và niêm.


Vần bằng ( B ) là những tiếng có thanh cao mà ngắn, như những tiếng đoản- bình –thanh ( tiếng có, hay không có dấu giọng huyền ) hay là có thanh thấp mà dài như những tiếng tràng-bình – thanh ( có dấu giọng huyền )

Vần trắc ( T ) là những tiếng có thanh thấp mà ngắn, như những tiếng thượng thanh ( có dấu giọng sắc ) hồi thanh ( có dấu giọng hỏi ) khứ thanh ( có dấu giọng ngã ) hạ thanh ( có dấu giọng nặng )

Vần là những tiếng cùng có một âm và một thanh giống nhau, hay khác âm khác thanh nhưng đọc lên cũng hơi giống nhau. Chú ý là tiếng bằng phải đi theo tiếng bằng, tiếng trắc phải đi theo tiếng trắc.

Lối gieo vần
Việt Văn có lối gieo vần khác với Hán Văn : câu trên vần ở tiếng cuối cùng, câu dưới thì vần lại không nằm ở tiếng cuối cùng. Lối này trong những câu ca dao.

 

Cơn đằng đông
Vừa trông vừa chạy
Cơn đằng nam
Vừa làm vừa chơi

 

Hay :

 

Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.

 

Lối gieo vần ở tiếng thứ 5, sau biến thành lối song thất.
Lối gieo vần ở tiếng thứ 6, sau biến thành lối lục bát.

 

 

THỂ THƠ LỤC BÁT

 

Là thể văn có vần mà không đối nhau. Thể văn này phát nguyên từ các ca dao, phương ngôn hay ngạn ngữ thời kỳ cổ. Kỳ thỉ mỗi câu, có thể có 4, 5 hay 8, 9 tiếng nhưng sau đó chọn lọc ra câu 6 tiếng và 8 tiếng đọc nghe êm tai, thuận miệng. Nên gọi là thơ Lục Bát

Cách gieo vần trong thể lục bát

Thơ lục bát bao giờ cũng khởi đầu dùng vần bằng. Tiếng thứ sáu ở cuối câu lục ( câu 6 chữ ) và tiếng thứ sáu ở câu bát ( câu 8 chữ ) theo cùng một vần. Tiếng thứ sáu ở câu tám nối vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo.

 

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
                       ( Truyện Kiều )

 

Cách đặt tiếng BẰNG và tiếng TRẮC trong thể thơ LỤC BÁT


- Vì âm điệu của tiếng đan âm, cho nên ta phải chú ý ở tiếng bằng và trắc. Trong câu 6 thì tiếng thứ tư bao giờ cũng là vần trắc, tiếng thứ nhì phần nhiều dùng là dùng tiếng bằng. Song không phải là luật nhất định, vì có khi dùng tiếng trắc cũng được.

- Trong câu 8, thì tiếng thứ nhì là tiếng bằng, tiếng thứ tư là tiếng trắc, tiếng thứ sáu là tiếng bằng, tiếng thứ tám là tiếng bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám tuy cùng là thanh bằng nhưng không được giống nhau ( một thanh có dấu huyền, và một thanh không dấu )

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét [B]nhau
Hay :
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
( Kiều )

 

THỂ SONG THẤT LỤC BÁT

 

Song thất lục bát là lối văn có vần hai câu song thất phát nguyên ra từ những câu phương ngôn, ngạn ngữ, cho nên tuy là 2 câu bảy tiếng, nhưng lại không phải là 2 câu theo luật, do không đúng luật thơ.
- Câu 7 trên : tiếng thứ 3 là tiếng trắc, tiếng thứ năm là tiếng bằng, tiếng thứ 7 là tiếng trắc. Song tiếng thứ 3 có khi dùng tiếng bằng.
- Câu 7 dưới : tiếng thứ ba là tiếng bằng, tiếng thứ năm là tiếng tiếng trắc, tiếng thứ 7 là tiếng bằng.


Cách gieo vần :
Tiếng thứ bảy câu 7 trên và tiếng thứ năm câu 7 dưới cùng theo một vần

 

Trải phách quế gió vàng hiu hắt
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng
Oán chi những khách tiêu phòng
Mà xui mệnh bạc nằm trong má đào
                ( Vịnh Kiều )

 

Hay :

 

Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc đi tìm bể Đông
Tìm bể Đông, thấy lông chim nhạn
Nơi bể cạn thấy đàn chim bay
Hôm qua là chín, hôm nay là mười
Tìm em đã muớt mồ hôi
Lại đứt nút áo, lại rơi khăn đầu
Tìm hoài chẳng thấy em đâu.
Lội sông thì ướt, quanh cầu thì xa.
                    ( ca dao VN )

 

 

THƠ CỔ PHONG

 

Là lối thơ có vần mà không đối nhau. Nếu có đối nhau là tùy ý nhà thơ chứ không theo luật nhất định.

Như :

 

Rừng lau gió lác đác
Chim hôm bay xào xạc
Gánh củi lững thững về
Đường quen không sợ lạc

 

Hay :

 

Năm ngoái ruộng được mùa
Nhà ba bốn cốt thóc
Ăn tiêu hãy còn thừa
Bán cho con đi học
Năm nay trời hạn hán
Mười phần thu được ba
Ăn tiêu đang lo thiếu
May ra mua được cà
Con học không có tiền
Bố phải đi vay nợ
Nhà nghèo con học được
Còn hơn tiền chôn lỗ.

Bùi Ưu Thiên

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: