Thứ năm, 25/04/2024,


Vần điệu trong thơ Lục Bát (02/08/2008) 

các thể loại thơ văn xuôi, thơ tự do, người viết có thể bỏ vần để lấy ý, bỏ âm điệu trắc, bằng để tạo ra những âm điệu mới mẻ khác cho phù hợp với bài thơ. Còn ở thơ lục bát người viết phải tôn trọng những niêm luật riêng. Vần điệu trong thơ tự do, người viết thường chủ động buông bắt biến hoá, dài ngắn tuỳ theo cách diễn đạt của riêng mình , vần điệu trong thơ lục bát nếu khác sẽ trở nên thô kệch, vụng về.

Nhắc vần điệu trong thơ  lục bát, xin được dẫn chứng một bài thơ của cố thi sĩ Nguyễn Bính:

 

 

RỪNG CHIỀU


Lữ hành bắt gặp quán cơm
Bày ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng
Đèo cao cho suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều...
Trăng non như một cánh diều
Trẻ con phất dối thả liều lên mây
Chim nào kêu mỏi ngàn cây
Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe
Đồi sim dan díu nương chè
Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai...

 

Bài thơ trên Nguyễn Bính viết năm 1938 ở Thái Nguyên. Một bài thơ toàn bích trong cấu trúc và cách diễn đạt. Đặc biệt vần điệu trong thơ vừa tự nhiên vừa điêu luyện. Đọc đôi lần đã nhớ đã thuộc. Thuộc rồi, nhiều lúc nhớ đến, nhắc đến vẫn thấy ngân nga, rung động:

 

Đèo cao cho suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều...
Trăng non như một cánh diều
Trẻ con phất dối thả liều lên mây

 

Những chữ ngừng, lưng hoặc chiều, diều, liều gieo vần thật chuẩn mực mà không hề gò bó khiên cưỡng. Câu thơ: Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều cách diễn đạt sáng tạo, tài tình và rất Nguyễn Bính. Bài thơ hay một cách giản dị, xuất thần. Hay đến nỗi không thể gọt giũa, thêm bớt. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu câu thơ trên mà viết khác  hoặc dịch ra tiếng nước ngoài, cái hay cái đẹp sẽ giảm đi đến mức nào.

Trải qua thời gian thơ lục bát có thể biến ảo trong phạm vi nhất định. Người làm thơ có thể ngắt nhịp, xuống dòng để diễn tả điều mình muốn nói một cách tự nhiên. Người làm thơ có thể gieo liền những âm bằng  trong cả câu sáu  hoặc câu tám... Nhưng đã viết lục bát thì dù phóng túng, ngang tàng đến mấy câu thơ cũng phải có... vần. Đọc một vài thơ lục bát, cứ nhìn vào cung cách gieo vần cũng đủ biết tay nghề cao hay thấp của tác giả. Thể loại thơ lục bát rất cũ càng, giống như một lối đi có sẵn, dễ mà hoá khó, khó mà hoá dễ - nó là nơi thử sức và thách thức cả những cây bút mới vào nghề và cả những cây bút cao niên, già dặn.

 

Nguyễn Đức Mậu

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: