Thứ năm, 18/04/2024,


Hơn 200 nhà văn dự hội thảo văn học 30 năm đổi mới (25/06/2016) 

     Ngày 24.6, tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Hội nhà văn VN tổ chức Hội nghị lý luận, phê bình văn học lần thứ IV trong 3 ngày với sự tham dự của hơn 200 nhà văn với chủ đề “Văn học 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển 1986-2016”.


                                                           Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN



    Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT VN, Chủ tịch Hội Nhà văn VN cho biết: “Hội nghị là sự nhìn lại diện mạo, khuynh hướng, tính chất, đặc điểm và những dấu ấn của tiến trình văn học đổi mới qua góc nhìn của lý luận phê bình nhằm chỉ ra những thành tựu của đổi mới văn học với những cống hiến của nó vào đời sống tinh thần của đất nước dưới góc nhìn văn hoá học; đặc biệt là chỉ ra những yêu cầu mới, giải pháp mới nhằm tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ nền văn học nước nhà, đưa đời sống văn học lên một trình độ mới cao hơn, theo hướng dân tộc, hiện đại, khoa học và hội nhập tích cực”. Hội nghị sẽ tiến hành các cuộc hội thảo: Thơ và Nghiên cứu lý luận phê bình văn học VN 30 năm đổi mới; Văn xuôi và Văn học dịch VN 30 năm đổi mới với 70 tham luận của các nhà văn, nhà thơ trên khắp mọi miền đất nước. Một số vấn đề được đặt ra tại hội thảo: Số phận của dân tộc và nhân dân phải là mối quan tâm hàng đầu của văn học; Văn học VN đổi mới trong cơ chế thị trường; Tự do sáng tạo của nhà văn và tư duy đổi mới; Một số lý thuyết ngoại nhập và văn học VN gần đây; Di sản lịch sử và độ lùi thời gian; Sự thay đổi điểm nhìn về chức năng văn học; Vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc qua các nhân vật phía bên kia trong tiểu thuyết về chiến tranh gần đây; Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, những bước thăng trầm...


                                          Việt Chiến

                                           

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: