Thứ bảy, 27/04/2024,


100 năm trước Bác Hồ đã xuất cảnh như thế nào? (Kỳ 5) (08/06/2011) 
Tại sao lại gọi là “Nhà Rồng”?
Hồi đó, tại thương cảng Sài Gòn có hai Chi nhánh Đại diện của hai Công ty Vận chuyển hàng hải lớn, chuyên chạy tuyến đường Đông Dương tới Pháp và ngược lại là Hãng Messageries Maritimes. Hãng này thuộc Công ty Vận tải Hoàng gia Pháp, nên còn được gọi là Hãng Messageries Impériales. Nhưng dân mình cứ gọi nôm na là “Hãng Đầu Ngựa”, bởi ống khói tàu của họ đều có sơn hình đầu con ngựa. Và Hãng thứ hai là Chargeurs Réunis. Dân mình thì gọi là “Hãng Năm Sao”, vì ống khói trên tàu của họ có sơn năm ngôi sao.
Trụ sở của “Hãng Đầu Ngựa” nằm ngay trên ngã ba trung tâm khu vực cảng, giữa rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn. Đó là một ngôi nhà có kiến trúc pha trộn Á - Âu được xây dựng từ năm 1863. Trên bốn góc mái nhà đều có trang trí hình đầu rồng bằng đất nung tráng men xanh. Có lẽ vì vậy, mà người dân quen gọi ngôi nhà này là “Nhà Rồng”. Nhưng cũng có người cho rằng “Nhà Rồng” còn có nghĩa là Gia Long; bởi NhàGiaRồngLong. Cái tên Nhà Rồng có lẽ được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp. Vì Nhà Rồng nằm ở Thương cảng Sài Gòn, nên bến tàu thủy gần đó cũng được gọi là “Bến Nhà Rồng”.
 
            Bến Nhà Rồng năm 1911, nơi Nguyễn Tất Thành (tức Văn Ba) đã xuất cảnh ra đi tìm đường cứu nước (ảnh tư liệu, sưu tầm).
Một cơ hội hiếm có đã đến: Cuối tháng 5 năm 1911, Công sứ Pháp ở Bình Thuận là Claude Léon Lucien Garnier đã quyết định cử cha tôi là Nguyễn Như­ Chuyên (tức Trần Lệ Chất) sang Cộng hòa Pháp và Vương quốc Anh lo việc buôn bán cho Liên Thành công ty. Nhân cơ hội này, lấy cớ là cần có người giúp việc trong chuyến đi dài ngày, chăm sóc khi ốm đau, cha tôi làm giấy đề nghị với nhà cầm quyền Pháp xin được đem theo “con trai” Nguyễn Tất Thành (tức Văn Ba) đi cùng. Quan công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đồng ý cấp phép cho hai người xuất ngoại bằng phương tiện tàu thủy. Lo xong giấy tờ, cha tôi vội thu xếp hành lí và tìm ngay về Sài Gòn.(1)
Cùng thời gian trên, Nguyễn Tất Thành được tin “Hãng Năm Sao” đang tuyển người phụ việc trên tàu. Anh đã quyết định làm đơn xin một chân “bồi” trên tàu, để vừa có thêm thu nhập, vừa có điều kiện học hỏi tiếng Pháp, nhưng đã không được họ chấp nhận.
Dịp may đã tới: Ngày 2 tháng 6 năm 1911, một chiếc tàu chở khách của “Hãng Năm Sao” có tên là Amiral Latouche Tréville từ Hải Phòng tới đã cập Bến Nhà Rồng.
 
“Con trai của thương gia” vẫn xin làm… phụ bếp
Nhờ có đủ giấy tờ hợp lệ, do viên Công sứ Bình Thuận cấp, cha tôi đã cùng Nguyễn Tất Thành (tức Văn Ba) công khai lấy vé xuống tàu, vượt qua hàng rào kiểm soát nghiêm ngặt của mật thám Pháp và làm thủ tục xuất cảnh trót lọt.
Latouche Tréville là một trong những tàu lớn hồi đó, vừa chở hàng, vừa chở khách. Tàu do Hãng đóng tàu Loire (Chantiers de la Loire) ở Saint-Nazaire đóng hạ thủy tháng 2 năm 1904, đăng bạ tại Cảng Le Havre dưới số hiệu 5601960, dài khoảng 120 mét, rộng khoảng 12 mét và chiều sâu khoảng 8 mét, trọng tải 7.200 tấn, với 2.800 mã lực, vận tốc tối đa 13 hải lý/giờ...
Sắp xếp hành lý và chỗ ăn ở trên tàu xong, Nguyễn Tất Thành bỗng nói với cha tôi:
- Thưa tiên sinh, cháu định sẽ xin việc để làm thêm ngay trên con tàu này!
Cha tôi nhìn Nguyễn Tất Thành, không hề ngạc nhiên, mà chỉ ái ngại bảo:
- Số lộ phí ta mang theo đủ để hai người dùng sang tới Pháp và trở về nữa. Cháu cân nhắc kỹ chưa? Việc đó sẽ rất vất vả và nguy hiểm nữa đấy.
Nhưng người thanh niên trí lớn, đầy hoài bão đã nói:
- Thưa, cháu đã cân nhắc và suy nghĩ kỹ rồi. Vấn đề ở đây không chỉ là tiền bạc ạ. Chuyến đi chắc phải kéo dài tới mấy tháng trời mới sang đến nơi, nếu chỉ ngồi không mà chờ đợi sẽ rất phí thời gian. Cháu muốn nhân dịp này sẽ tiếp xúc, học hỏi và rèn luyện thêm…
Cha tôi gật đầu, ủng hộ:
- Cháu nghĩ vậy cũng phải. Còn trẻ, lại mưu sự việc lớn thì phải cố gắng từ việc nhỏ. Cháu cứ thử sức mình, nếu có khó khăn gì, thì tìm gặp ta sẽ giúp cho.
Sau đó, Nguyễn Tất Thành nhờ người giới thiệu cho gặp Thuyền trưởng Lui Edua Macsencủa tàu Amiral Latouche Tréville để xin việc, với tên mới cho dễ gọi là Văn Ba.
Nhìn Văn Ba thấy dáng một người thư sinh, vị thuyền trưởng không tin anh có thể làm được những việc nặng nhọc trên tàu. Nhưng rồi vẻ thông minh, cương nghị và quyết tâm của Văn Ba, đã khiến viên thuyền trưởng này bị thuyết phục. Ông ta đã chính thức nhận anh làm phụ bếp, chuyên đốt lò, lau xoong chảo, rửa bát… ở trên tàu, kể từ ngày 4 tháng 6 năm 1911; với mức lương khởi điểm là 45 franc/ tháng (tương đương với 4 đồng 5 hào tiền Đông Dương hồi đó).
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, con tàu Amiral Latouche Tréville chính thức khởi hành, rời Bến Nhà Rồng, đưa Văn Ba và cha tôi hướng về Pháp... Không ai ngờ được rằng chuyến đi bôn ba tìm đường Cách mạng ấy của người thanh niên yêu nước, mang hoài bão và trí lớn như Văn Ba, đã kéo dài trên 30 năm dằng dặc…
Khi tới Paris, Văn Ba đã xin ở lại Pháp, rồi sau đó theo tàu buôn sang Mỹ và một số nước khác. Còn cha tôi giao dịch với một nhà buôn của Vương quốc Anh xong đã đổi lại tên cũ Trần Lệ Chất, sang Cộng hòa Pháp làm phóng viên cho một tờ báo, mấy năm sau mới trở về Việt Nam.
 
Một chiếc tàu buôn tại thương cảng Sài Gòn xưa (ảnh tư liệu sưu tầm).
 
Thay cho đoạn kết
Khoảng năm 1920, đ­ược tổ chức phân công, cha tôi xin về làm Chánh lục sự Tòa án Mỹ Tho. Tại đây, lợi dụng quyền hạn của mình, cha tôi đã cứu được anh Hai Thiện (sau này đổi tên thành Phạm Hùng(2) thoát khỏi án tử hình của Pháp.
Mật thám Pháp rất muốn dẹp bỏ “Liên Thành thương quán xã”, cũng đồng nghĩa với triệt đường tiếp tế của Cách mạng Duy Tân. Nhưng cha tôi và đặc biệt là ông Hồ Tá Bang (người đã làm “Tổng lí” Công ty Liên Thành liên tục gần 30 năm) đã nhiều lần khôn khéo qua mặt được bọn chúng, góp phần không nhỏ vào phong trào khởi nghĩa chống Pháp đang dấy lên mạnh mẽ ở khắp nơi.
Cha tôi bấy giờ đổi tên trở lại Phạm Đăng Chất, rồi lại đổi thành Đặng Văn Phát khi người ra Bắc, quyết định về quê ở Tân Ước, Thanh Oai, dự định sẽ thu xếp cho cả gia đình vào Nam sinh sống, nhưng không thành. Cha tôi quyết định quay trở lại phương Nam. Sau đó, để che mắt mật thám Pháp, người đổi họ tên là Huỳnh Khắc Tình, rồi c­ưới bà Lâm Huê Trà (tức Trương Ngọc Trầm, em họ của ông Trương Gia Mô) làm người vợ thứ hai. Và đấy cũng chính là mẹ đẻ của tôi sau này.
Khi đã lớn lên và trưởng thành, tôi thường tìm về Bến Nhà Rồng. Nhiều lần một mình tôi ngồi ngồi hàng giờ ngắm mảnh đất thiêng của Sài Gòn xưa và cố tưởng tượng xem vào năm 1911 ấy, Nguyễn Tất Thành (tức Văn Ba) và người cha kính yêu của tôi đã sống và còn lưu dấu những gì ở đây, trước khi lên tàu vượt biển ra nước ngoài tìm đường cứu nước, với khát vọng ”Tự do cho đồng bào tôi, Độc lập cho tổ Quốc tôi”?
Mới đó, mà một trăm năm đã trôi qua...
 
 

(1 Tư liệu do nguyên mẫu nhân vật chính của cuốn sách này cung cấp, cần được tiếp tục nghiên cứu. Xin hãy tạm coi đó như một giả thiết và chi tiết mới về việc xuẩt ngoại của người thanh niên yêu nước Văn Ba (tức Nguyễn Tất Thành) năm 1911.
(2) Phạm Hùng (1912 - 1988): Còn có các bí danh: X2, A7, Bảy Cường, Bảy Hồng... Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an); Nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (chức danh tương tự như Thủ tướng Chính phủ hiện nay).
 

Dự thảo bìa của Tiểu thuyết “Kỳ Nữ”, do Họa sĩ Nguyễn Chinh thể hiện.
 

Ghi chú thêm: 5 kỳ bài viết tư liệu chúng tôi đã giới thiệu trên mục “Sưu tầm và Giới thiệu”, chỉ là trích một chương đầu tiên của cuốn Tiểu thuyết tư liệu gồm hơn 30 chương của Nhà văn Đặng Vương Hưng, do Tạp chí Hữu Nghị phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn sắp ấn hành.
Độc giả quan tâm muốn đọc toàn bộ cuốn sách trên, hoặc phối hợp phát hành, xin liên hệ trực tiếp với tác giả, hoặc Nhà báo Bùi Văn Lượng, Đại diện Tạp chí Hữu Nghị tại TP. Hồ Chí Minh – Điện thoại: 0918.666374.
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Đỗ Văn Đại - daidv_songda@yahoo.com - 092.586.0000 hoặc  - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội  (Ngày 09/06/2011 14:23:22)

Từ sâu thẳm trong trái tim mình, Tôi rất muốn tìm hiểu chi tiết về Bác Hồ một vị lãnh tụ kính yêu của Việt nam chúng ta.
Tôi rất mong (nếu được) Tác Giả, độc giả trên cả nước chia sẻ thông tin về Bác Hồ theo địa chỉ mail của Tôi.
Cảm ơn tác Giả đã cung cấp một số thông tin mà Tôi đang cần sưu tầm.
Khi đọc bài viết trên Tôi lại cảm nhận được sự tinh hoa và ý chí, tuổi trẻ trong tri thức của Bác như đang nhắc nhở trong mỗi chúng ta hãy gắng sức...nuôi chí lớn để giúp Xã Hội có được sự công bằng văn minh hơn... theo lời Bác căn dặn lớp lớp những người đi sau.
Một lần nữa xin cảm ơn Tác Giả và mong các Tác giả hãy đưa nhiều thông tin lên các trang mạng để tuổi trẻ có cơ hội tìm hiểu về ý chí và con đường mà Bác đã tạo dựng cho nhân dân chúng ta. Để tuổi trẻ có nhiều hơn nữa về sự tìm tòi học hỏi tri thức mà không chui đầu vào những thứ vô bổ của Xã Hội hiện nay.
 

Các bài khác: