Thứ sáu, 29/03/2024,


Những khu vực kỳ quái nhất hành tinh (27/12/2014) 


Cực bất khả tiếp cận ở vùng Nam Cực là điểm xa nhất trên hành tinh. Đây cũng là khu vực lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình ở mức -58,2 độ C, theo Business Insider. Vị trí chính xác của cực bất khả tiếp cận vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cực nằm ở vị trí 82 độ 06’ Nam, 54 độ 58’ Đông. Đây cũng là nơi bức tượng bán thân Vladimir Lenin được đặt trên một trạm quan sát do đoàn thám hiểm Liên xô xây dựng vào năm 1958. Ngày nay băng đã phủ kín trạm. Ảnh: Flickr



Năm 1971, trong quá trình thăm dò khí đốt gần Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan, các nhà địa chất Liên xô vô tình khoan trúng một túi khí thiên nhiên dưới lòng đất. Mặt đất dưới dàn khoan đổ sụp, tạo nên một hố lớn với đường kính 70 m. Để ngăn chặn hiện tượng khí rò rỉ, gây ngộ độc, các nhà địa chất đã quyết định đốt nó. Họ hy vọng khí sẽ cháy hết trong vài ngày. Tuy nhiên đám cháy vẫn tồn tại tới ngày nay. Người dân nơi đây gọi hố này là "cổng địa ngục". Ảnh: Wikipedia




Bouvet thuộc Na Uy là đảo xa nhất trên thế giới. Khoảng diện tích gần nhất bao xung quanh nó là vùng trống rộng hơn 1.750 km thuộc Nam cực. Do khí hậu khắc nghiệt và địa thế băng bao phủ, thực vật chỉ giới hạn ở địa y và rêu. Hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo. Trong lịch sử, nhiều đoàn thám hiểm đã đặt chân tới đảo Bouvet. Năm 1964, người ta phát hiện một tàu bí ẩn cùng nhiều đồ tiếp tế trên đảo, ngoại trừ dấu vết của các hành khách. Ảnh: NASA



Bir Tawil là vùng đất cằn cỗi nằm giữa Ai Cập và Sudan, song không nước nào tuyên bố chủ quyền với nó. Sau khi giành độc lập, cả hai nước đều lên tiếng nắm quyền kiểm soát tam giác Hala’ib – vùng đất có giá trị hơn nhiều so với Bir Tawil. Do vậy, Bir Tawil thành vùng đất duy nhất trên thế giới, ngoài Marie Byrd ở Nam cực, không thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Tháng 6 năm 2014, Jeremiah Heaton - một người đàn ông đến từ bang Virginia, Mỹ - đã tới Bir Tawil, cắm một lá cờ tự chế rồi tuyên bố thành lập "Vương quốc Bắc Sudan" theo lời hứa với cô con gái 7 tuổi. Ông cũng muốn vận động Ai Cập, Sudan và Liên minh châu Phi công nhận chính thức “vương quốc tự xưng”. Ảnh: Daily Mail




Mỏ kim cương Mir ở phía đông Siberia, Nga là một trong số những hố nhân tạo lớn nhất thế giới. Với độ sâu 525 m và đường kính 1.200 m, nó có thể hút các trực thăng bay qua khu vực bằng luồng không khí. Trong giai đoạn cao điểm, người ta có thể khai thác trên 10 triệu cara kim cương/năm tại đây. Ảnh: Wikipedia




Núi Thor thuộc Vườn quốc gia Auyuittuq của Canada là đỉnh núi dốc đứng vĩ đại nhất trên thế giới, với độ cao 1.250 m và độ nghiêng 150 độ. Nó cao hơn cả tòa tháp chọc trời Burj Khalifa của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (828 m). Một đoàn thám hiểm của Canada là những người đầu tiên chinh phục Núi Thor vào năm 1965. Ảnh: Amusing Planet

 

Theo Kiến thức

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: