Chủ nhật, 19/05/2024,


 
  Vân Long - tác phẩm (Ngày 25/07/2010 08:31:33 AM - Gửi bởi: Nxb Hội Nhà Văn - Địa chỉ: 64 Nguyễn Du - Hà Nội - Điện thoại: )

Đó là tên cuốn sách dầy 520 trang, Nxb Hội Nhà văn, bìa của Thành Chương, rất “mô đéc”, bắt mắt với tính biểu tượng đa nghĩa. Người đọc đã quen tên nhà thơ Vân Long, nhưng gần đây ông lại hay viết chân dung văn học, hồi ức về các bạn văn, rồi bình thơ… Tác phẩm là tất cả đó chăng? Thực ra đây là một tập thơ, “Đại tập thơ” Vân Long. Tác giả chọn 256 bài thơ rút từ 8 tập thơ lần lượt xuất bản từ 1962 đến nay. Một con đường dài, rất dài – trên nửa thế kỷ. Dưới đó là phần phụ lục gồm một số bài Vân Long nghĩ về thơ và những bài bạn bè viết về Vân Long.

Nhận định vài lời về cuộc đời thơ dài như vậy thật là khó khăn. Xin mượn lời tác giả, về những bài thơ viết về những chặng đường tác giả đi trên con đường gập gềnh, gian nan của đất nước. “Có một thời, những vui buồn riêng tư của nhà thơ được cất giấu, người làm thơ xưng ta, nói thay cho cả cộng đồng mà không thấy cộng đồng ấy cũng là tập hợp những cá thể có buồn vui tâm trạng. Có một thời như vậy. Có một niềm tin ở cuộc đời trong sáng đến thơ ngây.”

Và nhà thơ ứng xử với quá khứ: “Bằng cách nhìn hôm nay, tôi đã gỡ bỏ chúng một phần, kể cả nhiều bài những phần sau. Nhưng tôi không thể gỡ bỏ được số phận, cũng như không thể sống lại một cuộc đời khác. Và những gì thời cuộc đã nâng bước tôi, đã ám vào tôi, tôi đều phải chịu trách nhiệm về chúng, không thể đổ thừa cho ai. Chúng là những đứa con của tôi, chúng cũng là những đứa con của cộng đồng đã chấp nhận chúng, vào những thời điểm ấy…

Đã ngoài vòng thất thập cõi nhân sinh, tôi tự coi như mình đã… chơi xong cuộc chơi thơ, xin đóng gói lại cả những thiếu hụt, ước mơ lẫn những gì làm được, mong độc giả có người hiểu được mình mà lượng thứ!”

Những lời cảm khái mà thung dung của người đã “xong thửa ruộng cày” khiến ta không thể dửng dưng mà phải cầm cuốn sách lên, lắng nghe tâm hồn thi sĩ.

  Em thấy rất thích thơ của ông em! (Ngày 22/07/2010 09:26:24 PM - Gửi bởi: Nguyễn Thị Thu - 198 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội - Địa chỉ: Hà Nội - Điện thoại: 04 355 76 505)

            Tên em là Nguyễn Thị Thu

Số điện thoại: 04 355 76 505

Email: trieuvy_qt@yahoo.com.vn

Địa chỉ: 198 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà Nội

Ông em tên là : Nguyễn Tiến Khích, Sinh năm 1948

Ông em rất thích làm thơ nhưng chưa lần nào gửi lên báo.

Em thấy rất thích thơ của ông nên hôm nay gửi một bài thơ để có thể được giao lưu với những độc giả yêu thơ của lucbat.com.

Em rất hy vọng Bạn đọc lucbat.com sớm phản hồi cho em.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

ĐÊM NAY

 

Đêm nay đầu tháng trăng non

Hỏi rằng trăng khuyết trăng tròn không trăng!

Phương Nam một mảnh sao Băng

Thần Nông soi sáng mủ phăng cánh chuồn

Ngân Hà hỏi lắm thác nguồn

Nước trong biêng biếc chảy tuôn ngang trời,

Long lanh hai mắt vịt bơi

Chầu Khau bốn vị sáng ngời sông Ngân.

Mây bay, bay tít xa dần

Phải trăng trên ấy có thần Thiên Lôi

Cung Trăng ai dựng lứa đôi

Cuội Hằng tâm sự đang ngồi gốc đa

Rua rua trên bếp dưới ba

Nến mà đã mọc: mưa xa đầy đồng

Ngưu Lang Trúc Nữ thắm nồng

Cầu ô tháng 7 vợ chồng gặp nhau

Long lanh Bắc đẩu trên đầu

Bẩy ngôi sao sáng dài lâu đất trời

Đêm nay sao sáng tuyệt vời

Sao Tua, sao Vượt giữa trời long lanh

Mây bay sao sáng đồng hành

Phương đông Rồng cuốn Bức thành giăng mây

Nam phương gió mát là đây

Cánh chim Chu Tước biết ngày nào nguôi

Bắc phương huyền vũ quật đuôi

Rùa đen uống nước mắt cười long lanh

Tây phương Bạch Hổ vũ hành

Lưng cong đuôi cuốn tung hoành dọc ngang.

 

Từ thuở chú cuội lên trời

Cung nga nghe vọng sáo mời trong mây

Đêm nay được hẹn ra đây

Chị Hằng ôm tất bụng đầy gió trăng.

 

Nguyễn Tiến Khích

(ĐT: 04 355 76 505)

 

  Dìu em ra khỏi một vùng Thầm yêu (Ngày 22/07/2010 08:21:45 PM - Gửi bởi: Nguyễn Thanh Tuyên - Địa chỉ: Hải Phòng - Điện thoại: )

DÌU EM RA KHỎI MỘT VÙNG THẦM YÊU

(Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuyên cảm nhận về bài thơ “Thu yêu” của nữ tác giả Diệu Thoa)

 

           Tôi chưa hề gặp Diệu Thoa, nhưng nhìn nhận tốc độ và trình tự của "Thu yêu" tôi thầm nghĩ chị có dáng đi thong thả, uyển chuyển trong cái lối ngỏ, tận ngõ ngách... của riêng mình. Người phụ nữ như thế  thường có "Số nhàn", chẳng rõ phỏng đoán ấy đúng hay sai ?

           Điều trên đã không cho phép thưởng thức vội vàng, chính Thi phẩm khuyên tôi chỉ nên bước lững thững qua cổng mùa thu trong thơ chị. Một mùa thu sao mà mượt mà, khao khát yêu và day dứt nhớ... đến vậy!

           Chạm vào hai giác quan của tôi sớm nhất đó là "tiếng sáo vang lừng/ xào xạc lá vàng bay" và "Hồ thu loãng bóng liễu gày mảnh mai". Đặc tả về mùa thu nếu chỉ kể tả, tôi nghĩ với một cô giáo dạy văn đâu có khó khăn. Nhưng tinh ý sẽ thấy "vang lừng" (âm thanh có cường độ cao, trên tận tầng không) được xuất hiện trước-còn "xào xạc" nghe thấy sau. Hay hồ thu lăn tăn gợn sóng đã làm hình ảnh trên mặt nước không còn ke nét nữa: ''loãng bóng liễu gầy" cho thấy chị thấu thị kĩ lưỡng và không hề dễ dãi khi sắp đặt từng con chữ sao cho đúng vị trí thích hợp của nó. Ở khổ đầu ta còn gặp tiếng ve, nhưng chỉ tồn tại trong tâm tưởng. Bởi nó đã "chìm nghỉm", lắng sâu rồi khi mùa đã trở heo may. Song, đây mới là động tác kéo "phông màn sân khấu kèm khúc nhạc dạo đầu" trước khi bước sang chương hồi chính của "Thu yêu". Và không để tôi phải đợi chờ, tấm màn nhung màu mận chín đã từ từ hé mở:

“Ngỡ ngàng chiếc lá thu phai

Nhởn nhơ đậu lén bờ vai một chiều"

           Không gian hiện rõ ở khổ 1, còn đây là thời gian. Theo tôi cũng chưa dừng ở đó. Bởi dại gì mà nữ sĩ này đã dùng "lá vàng"  còn lặp lại "lá thu phai" làm gì? Thật vậy, "Nhởn nhơ đậu lén'' chứng minh cho thiển nghĩ của tôi có lí. "Nhởn nhơ" nghiêng vẻ trêu ngươi. Còn "đậu lén bờ vai”, có lẽ người phụ nữ mới phát hiện ra sự có mặt của nó sau này qua trạng từ " lén" mà thôi. Phải chăng chiếc lá thu phai làm ẩn dụ cho sợi tóc đã chuyển màu ?? Nếu đúng vậy, Diệu Thoa đã hoá thân vào một phụ nữ tuổi ngả sang thu để  nuối tiếc một thời bắt đầu của nồng nàn hoa lửa …?

         Sự chuyển màu của xê dịch thời gian ấy tác động trực tiếp làm cho  con tim vốn xốn xang dạo khúc tình, rồi kích thích dữ dội vào cảm xúc:

                                           " Bầu hương sữa nghẹn dấu điều đắm say "

           Sao ngữ cảnh mùa thu mà tác giả không bận tâm tới hương hoa sữa nhỉ ? Cũng sực nức nồng nàn loang toả một vùng chứ? Mà chị lại dùng "bầu"? Ngẫm ngợi về động từ ‘'nghẹn" tiếp đó tôi mới vỡ ra. Thế đấy ! Chỉ ở tác giả nữ mói viết được như thế, mà người ta vẫn thường khen là thơ "giầu nữ tính" là vậy. Ai chẳng hiểu "rỗng, lép" thì khó mà gây nghẹn. Mà chỉ có thể nghẹn khi đã "căng đầy"... Tới đây từ "bầu" dường như đã có đáp án thoả đáng...

Chẳng phải chiết tự Y học, song luôn có một số nguyên nhân dẫn tới "bầu hương sữa nghẹn" mà bạn đọc nữ … dễ cảm nhận hơn. Nhưng ở đây chắc chắn xuất phát nguyên nhân "cảm xúc" giúp Diệu Thoa liên tưởng sáng tạo được một câu thơ thật thần tình, đáng ghi vào bộ nhớ!

         Tôi vẫn ngất ngây, chậm rãi bước, có lúc choáng ngợp của tình thu trót chợp mắt quên lãng một vài chi tiết trong thơ. Sực tỉnh thì bắt gặp:

“Chạm môi e ấp dại khờ

Chập chờn ở cuối cơn mơ nồng nàn".

          Thật là trong trẻo! Chưa dày dạn mới e ấp. Chính kỉ niệm thuở ban đầu thiêng liêng ấy thường hay lặp lại trong mơ. Bài thơ đến đây vẫn tuân thủ nếp tuần tự trong sự dàn dựng của chị. Và chính chị cũng âng ấng lệ qua khoé mắt đấy thôi… Tác giả có cảm động thật sự thì người đọc mới xúc động, quả không sai :

"Thơ tình viết chẳng đẫy trang

Mà ngân ngấn mắt lá vàng có hay".

           Qua cổng “Thu yêu” lâu rồi, giờ đã chạm tới "thềm" kỉ niệm xưa, độc giả đột ngột gặp:

"Thềm xưa lá vẫn rơi đầy

Nào khô thương mến, chất dày nhớ nhung"

Nhịp 4/4 trong câu 8 quá đăng đối. Những lớp lá "thời gian" chất đầy thềm cũ chỉ làm dày lên nỗi nhớ nhung, và sự thương mến xưa vẫn tươi thắm nguyên xanh. Đọc đến đây người bình chẳng dám khen tác giả nữa. Sợ thừa !

          Tôi đang lo lo, tiếc tiếc khi tấm màn nhung sắp sửa khép lại, thì:

"Ai mang thu đến sánh cùng

Dìu em ra khỏi một vùng Thầm yêu."

           “Thầm yêu”. Viết hoa? Ai yêu lucbat.com không hề  lạ, đó chính là một tác phẩm từng gây dư luận của Diệu Thoa cách đây không lâu . Nhưng qua 2 từ "sánh" và "Dìu" tôi bất chợt liên tưởng ngồ ngộ, không có biết có trúng ý tác giả Diệu Thoa không? Đó là sau sánh lễ sẽ tiến đến hôn lễ. Xin bạn đọc cùng tôi dừng lại chốc lát nghĩ về một bữa tiệc Vu qui. Ta sẽ tận mắt chứng kiến vòng tay của chú rể đặt vào vòng 2 của làn cong cơ thể đang mang một bộ trang phục trắng muốt, sang trọng của cô dâu, thì mới thích thú hết cái động từ "Dìu" đứng đầu câu, của câu bát cuối bài. Phải chăng chỉ kết cục tốt đẹp như thế mới đưa ra khỏi vùng Thầm yêu ?  Đó là một vùng công khai rộng lớn từng tháng ngày khao khát đợi chờ của Hạnh phúc lứa đôi.

           Tiếc nuối và ao ước... xem ra chỉ vừa đủ se se và rất khiết thuần ấy… luôn gặp trong thơ trữ tình của Cô giáo Nhà thơ Diệu Thoa. Tôi có đọc Tơ lòng, Thầm yêu, Giã từ, và cả Giật mình ... của chị, nhưng tôi yêu đến trân trọng "Thu yêu". Phải khẳng định chị đã có bước tiến dài trong thơ lục bát và những đóng góp của chị cho Lucbat.com thật sự cũng rất đáng kể bấy nay.

           Thưởng thức bài thơ, cảm xúc của tôi trào ra, không nháp, đánh trực tiếp vào của sổ phản hồi chẳng dấu nổi sự hào hứng song cũng bộc lộ những hạn hẹp về ngữ văn trái tay của mình. Chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Điều gì chưa trúng với sự sáng tạo của chị, mong Diệu Thoa và các Thi hữu châm chước.

 

Hải Phòng, 23h30' 19/7/2010

 

Nguyễn Thanh Tuyên

(Hội viên Hội NV TP. Hải Phòng)

Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com

  Thư Hội Nhà văn Nga (Ngày 21/07/2010 09:53:37 PM - Gửi bởi: trannhuong.com - Địa chỉ: Hà Nội - Điện thoại: )

THƯ HỘI NHÀ VĂN NGA

CHÚC MỪNG NHÀ VĂN HOÀNG NGỌC HIẾN 80 TUỔI

 

Giáo sư tiến sĩ Hoàng Ngọc Hiến vô cùng kính mến!

 

Hội nhà văn Nga rất phấn khởi được chúc mừng ông – người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường viết văn Nguyễn Du – nhân dịp lễ mừng thượng thọ 80 tuổi của ông.

Ông luôn luôn là người ủng hộ các mối liên hệ văn hóa Nga Việt và là người bảo vệ những truyền thống văn học nhân bản nhất của trường phái hiện thực. Ông đã từng, đã là và sẽ là chiến sĩ bảo vệ chân lý trong nền nghệ thuật và văn học xa lạ với mọi thứ minh họa và phải đạo.

Ngày nay, chúng tôi đánh giá các bản dịch tác phẩm nhà thơ Nga vĩ đại Vladimir Maiakovski của ông là sự đóng góp lỗi lạc vào lịch sử tình bằng hữu văn chương giữa hai nước Nga Việt chúng ta.

Nhân lễ thượng thọ 80 tuổi của ông, các nhà văn Nga chúc ông và gia quyến dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành tựu mới trong sự nghiệp.

 

Chủ tịch Hội nhà văn Nga

Valeri Nikolaevich Ganichev

(đã kí)

Trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Nga

Oleg Mitrofanovich Bavykin

(đã kí)

  Mắt ơi mắt đã ngủ chưa? (Ngày 21/07/2010 12:37:37 AM - Gửi bởi: Hồng Nhung - Địa chỉ: THCS Thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu, Nam Định - Điện thoại: 0987. 025. 808)

MẮT ƠI MẮT ĐÃ NGỦ CHƯA?

(Hồng Nhung cảm nhận về bài thơ “Mắt ơi”)

 

Mắt ơi

 

Em làm cánh gió mỏng tang

Thổi qua phên liếp dịu dàng góc đêm

Phải em về gõ trống tim?

Để anh ngơ ngẩn khát mềm ước ao...

 

Buồn trông sương ngậm trăng sao

Còn đâu hơi ấm thu nào ngày xưa!

Mắt ơi mắt đã ngủ chưa?

Cho tôi làm kẻ trong mơ với mình.

(Trần Trọng Tâm)

 

Đọc bài thơ: "Mắt ơi" của tác giả Trần Trọng Tâm, Hồng Nhung có những cảm xúc thật sâu lắng xin được chia sẻ.

Tên bài thơ là một tiếng gọi tha thiết, nồng nàn "Mắt ơi", đó là tiếng gọi của chàng trai với người mình yêu nghe nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo biết bao. Đi vào chiều sâu của từng câu thơ, ta thấy vừa quen vừa lạ, vẫn là câu thơ Lục bát nhuần nhuyễn nhưng mỗi khổ chỉ có hai câu nhẹ nhàng, dung dị nhưng lại sâu lắng đến quặn lòng. Cách ví von của nhà thơ rất độc đáo:

"Em là cánh gió mỏng tang

Thổi qua phên liếp dịu dàng góc đêm"

Em đến bên anh nhẹ như cánh gió thoảng làm tâm hồn anh xao động lan toả tận sâu vào: "Góc đêm" nơi riêng tư thần kín nhất trong anh. Làm anh: "Gõ trống tim", nhịp tim đập mạnh, hồi hộp, đang xốn xang một tình yêu rạo rực và cái "Khát mềm" của chàng trai là khát một nụ hôn hay một ánh mắt liếc tình tứ để rồi ước ao một điều gì đó cao hơn, thiêng liêng hơn cho nên tác giả đã dùng dấu ba chấm để tự người đọc suy luận.

Mới chỉ là ước ao thôi nên tác giả rơi vào trạng thái buồn: “Buồn trông sương ngậm trăng sao". Một hình ảnh đẹp đầy thơ mộng, có lẽ lúc này đêm đã về khuya, hạt sương nặng trĩu trên ngọn cỏ hay trên chiếc lá đã kết lại hình ảnh của cả trăng sao vào đó. Hay "Ngậm" ở đây có nghĩa là ngậm ngùi, luyến tiếc một thời đã qua, từ sự nuối tiếc ấy nhà thơ đã tỉnh và thảng thốt gọi: “Mắt ơi mắt đã ngủ chưa?".

Câu nghi vấn, hỏi rồi tự trả lời với chính mình "Cho tôi làm kẻ trong mơ với mình". Chỉ là trong mơ thôi sao, hình như tác giả chưa nắm bắt được tình yêu của người con gái trong tim mình. Nhưng trong mơ cũng hay đấy chứ, bởi có mơ mới có bài thơ hay như thế này, mới có cảm xúc mới lạ để thăng hoa về tình yêu và cả khơi nguồn cho cảm xúc thơ.

Xin chúc mừng Trần Trọng Tâm với bài thơ tình độc đáo, khó quên.

 

Hồng Nhung

(THCS Thị trấn Cồn, Hải Hậu, Nam Định)

Điện thoại:  0987. 025. 808;

Email: tranthihongnhung_nd@yahoo.com.vn

  Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (Ngày 20/07/2010 11:53:37 PM - Gửi bởi: Duy Tường - Địa chỉ: Hà Nội - Điện thoại: 04.9331878 Fax: 04.8264901 )

Bộ Tổng tập 1000 năm văn hiến Thăng Long gồm 4 tập, dày hơn 10 ngàn trang là sản phẩm trí tuệ của 1200 tác giả. Để hoàn thành được bộ sách đồ sộ về Thăng Long – Hà Nội phải có tâm huyết và một tấm lòng yêu quý mảnh đất ngàn năm văn hiến cũng như muốn đóng góp công sức cho sự hiểu biết của thế hệ mai sau, của rất nhiều người tham gia biên tập, biên soạn.

Trước khi có tên bộ sách: Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long có ý kiến đặt tên là Toàn tập nghìn năm văn hiến Thăng Long, hoặc Tuyển tập nghìn năm văn hiến Thăng Long, nhưng văn hiến Thăng Long rất đa dạng, phong phú, bao la, rộng lớn, đâu sẽ là điểm dừng. Trên thực tế, cho tới nay, chưa có tác giả hoặc nhóm tác giả nào viết về văn hiến Thăng Long dưới dạng tổng hợp trên nhiều bình diện thì làm sao có thể gọi là Tuyển tập được. Do đó, tên gọi Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long là hợp lý, lôgic, phù hợp với nội dung hàm chứa trong đó.

Bộ sách được chia thành 28 phần: về mặt khoa học tự nhiên, con số 28 là biểu tượng cho 28 chòm sao trên bầu trời thiên văn, gọi là Nhị thập bát tú. Con số 28 là biểu tượng để tưởng nhớ tới đức vua Lê Thánh Tông, người sản sinh ra Bộ luật Hồng Đức, một vị vua hùng tài, đại lược sinh ra ở đất kinh thành Thăng Long, lập ra Tao đàn Nguyên Soái (gồm 28 vị văn nhân nổi tiếng và nhà vua là chủ soái của Tao đàn).

 

Duy Tường

(Hà Nội)

  Chúc mừng lần thứ 80 sinh nhật thày Hoàng Ngọc Hiến (Ngày 18/07/2010 06:13:10 PM - Gửi bởi: Trần Nhương - Địa chỉ: Hà Nội - Điện thoại: )

Ngày 21-7 này Thày Hoàng Ngọc Hiến tròn 80 tuổi. Thày tuổi Ngọ 1930. Cái năm Ngọ ấy sinh ra nhiều tên tuổi lẫy lừng trên văn đàn: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Hồ Phương...

Vào năm 1979, vừa qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, những anh lính có chút văn chương chúng tôi về học Đại học Nguyễn Du khóa I. Học trò tuổi đã tầm tầm, đi dánh giặc đến héo hắt cả người trông cũ cũ. Ấy la Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Đức Mậu, Xuân Đức, Thái Vượng, Thái Bá Lợi, Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thuy Kha, Nguyễn Hoa, Phạm Hoa, Lê Văn Vọng, Tô Đức Chiêu, Đình Kính, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Ngọc Mộc, Dương Duy Ngữ, Xuân Mai và Trần Nhương... Bên dân sự thì Mỹ Dạ, Dương Thu Hương, Lê Thị Mây, Đỗ Hiền Hòa, Đạo Tĩnh, Trúc Phương, Ma Trường Nguyên, Ngô Xuân Hội...

Thày Hiến chủ nhiệm lớp chỉ hơn học trò chừng chục tuổi, vừa là thầy vừa là anh và có lúc thày coi chúng tôi như bạn. Những bài giảng của thày về văn học thế giới về triết học hấp dẫn vô cùng. Thày có nhiều nhận định làm chúng tôi nhớ lâu như hiện thực phải đạo và sau này là Minh triết Việt...

Ngày 19-7 này tại Khoa Sáng tác LLPB trường Đại học văn hóa sẽ có hội thảo về thày. Người học trò qua trang web xin kính chúc thày sức khỏe và ngày càng mẫn tiệp cống hiến cho văn chương nước nhà hơn nữa.

 

Trần Nhương

(Hà Nội)

Email: Truongnhan_hnv@yahoo.com

  Anh đến thăm em: Bài thơ sâu thẳm nỗi niềm chiến hào (Ngày 16/07/2010 10:17:12 PM - Gửi bởi: Phan Liên Khê - Địa chỉ: TP Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0986 514 507)

Kính gửi Ban Biên tập lucbat.com!

Từ hơn một năm nay, tôi coi lucbat.com như một người bạn thân thiết. Hằng ngày, sau giờ làm việc mệt mỏi, tôi lại mở trang web này. Tôi gặp lại nhiều người, trong đó có một số ít có biết mặt, biết tên, còn lại phần nhiều là những người mới biết tên nhưng chưa gặp mặt bao giờ.

Tôi rất mừng vì gia đình lucbat.com của chúng ta ngày một đông đảo. Đó là những người thuộc nhiều lứa tuổi, thế hệ khác nhau, ngành nghề khác nhau, từ mọi miền của đất nước và có cả những người con đất Việt xa xứ cùng góp mặt. Phong cách mỗi người một vẻ, đề tài thì đa dạng nhưng phải thừa nhận rằng, có nhiều bài hay, nhuần nhuyễn. Tuy vậy, tôi cũng nhận thấy còn có những “hạt sạn” trong một số bài, một số câu chữ. Điều đó khó tránh khỏi thì cũng là chuyện thường tình.

Tháng bảy có ngày thương binh, liệt sĩ. Nhiều năm mặc áo lính ở chiến trường nên trong những ngày này, tôi càng bồi hồi xúc động nhớ thương nhiều người bạn cùng chiến hào đã hy sinh.

Trong số đó, có một người bạn gái ở cùng đơn vị, kém tôi mấy tuổi mà tôi rất quý mến đã hy sinh vì một trận bom địch ném trúng vào cứ. Mộ cô ấy hiện nay đã được quy tụ về Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi lần đến thăm, tôi đều đặt lên một bài thơ viết từ đáy lòng mình chứ không quan tâm nhiều về câu chữ. Tôi chọn bài lục bát “Anh đến thăm em” gửi về lucbat.com, mong có nhiều người đồng cảm.

Cảm ơn Ban biên tập và tất cả những ai đã dành thời gian đọc thơ tôi, mặc dù thơ viết chưa được hay.

 

ANH ĐẾN THĂM EM

 

Viếng mộ em Nguyễn Thị Liên tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố

 

Chiều nay anh đến thăm em

Nghĩa trang vắng ngắt, nặng thêm nỗi buồn

Mùa này nắng lửa, mưa tuôn

Không quên chớp bể, mưa nguồn ngày xưa

 

Máu rơi tô thắm màu cờ

Quê hương, đất nước bây giờ yên vui

Vẫn còn đó, dáng xinh tươi,

Hình trên bia mộ đang cười với anh

 

Nhủ lòng đã hết tuổi xanh

Qua thời khói lửa chiến tranh bạo tàn

Đặt lên những đóa hoa vàng

Khói hương thơm ngát, lòng càng xót xa

 

Thoi đưa, mấy chục mùa hoa,

Thăm nhau, muốn hát khúc ca một thời

Hai mươi năm, một cuộc đời

Nhớ thương nên cứ nghẹn lời, hỡi em!

7-2010

 

CCB Phan Liên Khê

(242A Đội Cung, Phường 9, Quận 11, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0986 514 507

Email: hongtham0709@gmail.com)

  Đôi điều về những bài viết chữ Việt không dấu (Ngày 15/07/2010 07:20:48 PM - Gửi bởi: Nguyễn Đình Trọng - Địa chỉ: TP Hồ Chí Minh - Điện thoại: 01233 123 789)

ĐÔI ĐIỀU VỀ NHỮNG BÀI VIẾT CHỮ VIỆT KHÔNG DẤU

 

Kính thưa Ban Biên tập và Bạn đọc!

 

Thỉnh thoảng, trên trang Web lucbat.com người ta đọc được những bài viết, bài thơ bằng chữ Việt không bỏ dấu. Tác giả những bài viết này là những người Việt Nam đang ở nước ngoài hoặc ở trong nước, sử dụng các phương tiện máy đánh chữ chưa Việt hóa do điều kiện sinh hoạt hoặc nhu cầu công việc bắt buộc mà không thay đổi được. Người viết có đọc bài viết của bạn đọc Lê Hoài Nam ở Moghilov – Belarus gửi về mong muốn “Giá như trang Web lucbat.com có một bộ xử lý tiếng Việt”  để người Việt Nam ở nước ngoài gửi bài về được đăng với kiểu chữ Việt có dấu.

Theo suy nghĩ của cá nhân, “Bộ xử lý tiếng Việt”  hoàn hảo nhất, hiện đại nhất, tinh tế nhất đó là Ban Biên tập (BBT)! Đây là chốt chặn cuối cùng về những lỗi viết sai chính tả mà người viết không cố tình gây nên. Những bài viết chữ Việt không dấu cũng là những bài viết có rất nhiều lỗi chính tả mà BBT các loại báo vẫn cho đăng có nghĩa là cố ý chấp nhận những sai sót đó. Người đọc sẽ mất nhiều thì giờ để đọc hoặc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu chữ. Đối với lứa tuổi học sinh thì đọc và hiểu được còn khó khăn hơn nhiều.

Bài thơ Lục Bát VOI của tác giả Lê Hoài Nam từ Belarus gửi về đăng trên lucbat.com là một bài thơ hay nhưng để đọc được mà hiểu bài thơ là công việc không mấy dễ dàng:

 

Toi ve ben ben song que

Voi doi Dua lua loi the khi xua

Voi thoi thich tam duoi mua

Vang trang xe nua dong dua con do

Voi yeu thuong voi hen ho

Voi ghen tuong voi noi lo dai kho

Voi khat khao voi doi cho

Voi tin yeu voi mot thoi dam say

Voi Trau chin voi buong Cau

De roi ngo ngan lac nhau giua chieu.

 

Nhiều người cho là BBT đã đánh đố họ, nhất là với những người ít chữ và với các em thiếu nhi! Tôi đã thử “dịch” bài thơ này ra tiếng Việt nhưng nhiều từ ngữ, nhất là với cụm từ: ”Voi doi Dua lua” thì đành cắn… bút! Với cách bỏ dấu của tiếng Việt thì cụm từ này có thể đọc là: Với đồi Dưa lúa; Với đôi Đũa lửa; Với đời Đưa lửa; Vội đòi Dưa lúa…. tùy người đọc tự suy luận theo ý nghĩ của riêng mình. Quả thật tai hại lắm thay!

Còn nhớ trước Ngày Thơ Lục Bát Việt Nam lần thứ nhất, sỹ quan quân đội Phan Văn Nhớ khi ghé thăm Phạm Minh Giắng, một tác giả khuyết tật của lucbat.com ở Thái Bình đã hơn 40 năm qua chỉ biết nằm ngửa để sống và… làm thơ, có tạt vào quán Intenet bên đường gửi về mấy câu thơ cho bạn đọc lucbat.com được đánh máy qua loại máy chữ không dấu:

 

Nguoi linh dang o Thai Binh

Khong nhieu cung giup ban minh mot tay

Chi danh du ve may bay

Ve thanh pho Bac sau ngay Hoi Tho

Neu ung nguoi linh se cho

De cung co mat kip gio, ban oi!

 

 Sau đó chúng tôi đã kịp “dịch” ra đúng theo ý tác giả để gửi về BBT. Nếu không bỏ dấu thì có thể hiều là: “Nếu ưng người lính sẽ cho” chứ không phải sẽ chờ thì tai hại biết bao!

Vây, nên chăng BBT đừng vội cho đăng những bài viết, bài thơ với chữ Việt không dấu lên trang Web mà trước hết BBT phải bỏ dấu, xử lý những lỗi chính tả trước khi đưa lên trang Web. Việc làm này không mấy khó khăn và không tốn nhiều thời gian với BBT. Đó cũng là việc làm luôn nâng niu, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt vậy!

Có đôi điều mạo muội xin thưa cùng BBT và Bạn đọc.

 

NGUYỄN ĐÌNH TRỌNG

(TP Hồ Chí Minh )

ĐT: 01233 123 789

Email: tucchip@gmail.com

  Tập thơ tinh tuyển về Thăng Long - Hà Nội  (Ngày 14/07/2010 11:46:15 PM - Gửi bởi: HNV Việt Nam - Địa chỉ: Hà Nội - Điện thoại: (84-43) 9448134 * Fax: (84-43) 8263777)

BCH Hội Nhà văn Việt Nam đã thành lập Ban Biên tập và xuất bản tập thơ Tinh tuyển về Thăng Long Hà Nội xưa và nay. Đây là tập thơ được xuất bản theo Đề cương của Hội Nhà văn với sự hỗ trợ của UBND Thành phố Hà Nội với các cơ quan báo chí xuất bản, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Ban Biên tập đã gửi thông báo nội dung tới các Chi hội Nhà văn, các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương trên cả nước đề nghị tuyển chọn những tác phẩm tốt nhất về đề tài này ở địa phương. Dự kiến tập thơ sẽ có 1000 trang, được chọn lọc từ các tác phẩm tiêu biểu, của văn học Việt Nam trong 10 thế kỷ qua và sẽ được ra mắt đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

BCH Hội Nhà văn Việt Nam đã thành lập Ban Biên tập và xuất bản tập thơ Tinh tuyển về Thăng Long Hà Nội xưa và nay. Đây là tập thơ được xuất bản theo Đề cương của Hội Nhà văn với sự hỗ trợ của UBND Thành phố Hà Nội với các cơ quan báo chí xuất bản, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Ban Biên tập đã gửi thông báo nội dung tới các Chi hội Nhà văn, các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương trên cả nước đề nghị tuyển chọn những tác phẩm tốt nhất về đề tài này ở địa phương.

Dự kiến tập thơ sẽ có 1000 trang, được chọn lọc từ các tác phẩm tiêu biểu, của văn học Việt Nam trong 10 thế kỷ qua và sẽ được ra mắt đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

  Hỏi trái đất này không cỏ có mong manh? (Ngày 12/07/2010 10:31:08 PM - Gửi bởi: Nguyễn Thanh Tuyên - Địa chỉ: Hải Phòng  - Điện thoại: 0989094933)

HỎI TRÁI ĐẤT NÀY KHÔNG CỎ CÓ MONG MANH?

(Về bài thơ “Tản mạn về cỏ” của Lâm Xuân Vi)

 

Khi ta sinh ra đã nhìn thấy cỏ. Cỏ xung quanh ta rười ruợi mắt sầu. Một mai ngày ấp ôm khi ta chìm sâu dưới 3 thước đất. Cỏ ngẹn ngào sương âng ấng mặn chia li.

“Nghe lời cỏ rối lan man
Ru xanh gió nội trăng ngàn nắng mai
Vượt lên dày xéo muôn loài
Vượt lên tàn lụi miệt mài mà xanh”

Cám ơn Lâm Xuân Vi, khỏi nói những lời hay khi nhà thơ luôn bận tâm về thân phận cỏ. Dày xéo của muôn loài. Cỏ gắng gỏi miệt mài xanh... Và chiến tranh! Máu nào mà không quánh đanh gốc cỏ. Cỏ xót phận người, quên bên nọ phía kia.

“Xanh trong nước mắt đầm đìa
Cỏ đâu nghĩ có văn bia để đời
Không phân thù bạn thứ ngôi
Vặn mình xanh ấm mộ người xưa sau”

Cái gì lắng trong lòng người - Cỏ lặng thinh không hỏi? Cỏ đâu màng bia đá xám văn bia. Cỏ biết ba ba nuôi thì nhiều còn rùa thiêng đâu còn để mà gồng thân mình khi bia nhiều đến thế. Tiến sĩ mua có kể... Mọi chốn cung đình, dù muôn đời cỏ vẫn thản nhiên xanh.

“Quên mình như cỏ cỏ ơi
Không cam thay số đổi ngôi phụ tình
Nơi bờ bãi chốn cung đình
Cỏ không chối bỏ phận mình dại hoang”

Tản mạn đôi dòng, cảm ơn Lâm Xuân Vi, tôi hiểu về tình Anh và yêu thêm cây cỏ. Hỏi trái đất này không cỏ có mong manh?

 

Nguyễn Thanh Tuyên

(Hải Phòng - ĐT: 0989094933)

Email: bsnguyenthanhtuyen@gmail.com

  Lá thư “Mười thương” từ Sóc Trăng (Ngày 11/07/2010 10:34:24 PM - Gửi bởi: Nguyễn Thị Diện - Địa chỉ: Sóc Trăng - Điện thoại: 0919.571.078)

Kinh goi Ban Bien tap!

Ban thân toi la mot nguoi rat dam me voi viec sang tac tho, co mot thoi gian dai cong tac tho cho cac bao dia phuong va mot so bao khac (suot thoi hoc cap III). Tuy nhien sau khi tot nghiep PTTH, toi di lam, lap gia dinh. Voi rat nhieu ly do: cong viec ban ron, khong co san choi thich hop nen toi da tam ngung voi viec sang tac tho (gan 11 nam).

Tinh co mot lan lang thang tren mang toi da biet den trang lucbat.com, toi rat an tuong voi trang wed nay va toi quyet dinh cong tac.

Toi rat mong nhan duoc su gop y chan tinh tu BBT trong nhung bai tho toi cong tac de toi vung tin buoc vao san choi day bo ich va mang tinh nhan van nay.

Chuc cho lucbat.com ngay cang duoc nhieu nguoi biet den, nhat la gioi tre, de gop phan gin giu ban sac van hoa dan toc thong qua nhung dong tho luc bat mang dam tinh nguoi, tinh que huong, dat nuoc.

 

MƯỜI THƯƠNG

  

Một thương áo trắng sân trường

Hai thương mái tóc còn vương hoa nhài

 

Ba thương buổi sớm ban mai

Ngác ngơ đôi mắt “con nai” mơ màng

 

Bốn thương tính nết đoan trang

Năm thương nhẹ bước điệu đàng gót sen

 

Cuộc đời với những bon chen

Thương em thứ sáu chẳng hoen bụi trần

 

Bảy thương chung thủy vô ngần

Tám thương tình nghĩa ngàn lần khắc ghi

 

Chín thương một bước ra đi

Nhớ về quê cũ mỗi khi chiều về

 

Mười thương chẳng phút chán chê

Cuộc đời với những bộn bề chông gai.

(Ngày 19/4/2004)

 

Nguyễn Thị Diện

(Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng)

ĐT: 0919.571.078

Email: dienphunust@yahoo.com.vn

Trước tiên Trước Trang [565 ,566 ,567 ,568 ,569 ,570 ,571 ,572 ,573 ,574 ,575, 576 ] Tiếp  Cuối cùng