Thứ bảy, 04/05/2024,


Tiết trời Sài Gòn trở nên se lạnh vào những ngày cuối của năm Dương Lịch để đánh dấu một chu kỳ thời gian của mùa Đông đã đến, đồng thời cũng là dịp vui cho mọi người chuẩn bị chào đón mùa Giáng Sinh đã trở lại trong không khí náo nức, nhộn nhịp, đâu đâu cũng choáng ngợp bởi muôn ngàn ánh đèn màu chớp nháy lung linh và lộng lẫy. Từ những ngôi nhà thờ lớn và cổ kính ở thành thị cho đến những ngôi nhà thờ nhỏ ở vùng thôn quê hẻo lánh đều trang hoàng một hang đá với những cây thông lấp lánh. Nhiều xóm đạo cùng nhau giăng đèn phủ kín cả một con phố, nhà nhà hợp nhau làm hang đá và trang trí cây Noel với nhiều màu sắc để họa nên bức tranh nghệ thuật mang đậm chất thơ với những cung bậc cảm xúc khác thường.
Mùa Giáng Sinh cũng là dịp để các thương gia tha hồ quảng bá thương hiệu của mình với khách hàng ngõ hầu thu được nhiều lợi nhuận. Những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ đợi sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, và hát những ca khúc Giáng Sinh.

Dời nhà (Kim Quyên)  (10/12/2013)

Tôi giật mình, mở choàng mắt. Trời đã rựng sáng, bầy chim sẻ trên tàn cây mận ríu rít gọi nhau đi tìm mồi. Đàn heo trong chuồng nhà bên cạnh kêu eng éc đòi ăn, đám vịt dưới mé sông cũng đập cánh quàng quạc.

Có 1001 lý do để ngại cưới. Vì thích tự do, vì không muốn bị ràng buộc, vì sợ hãi những nghi lễ phiền phức… Lý do nào cũng có vẻ đáng thông cảm nhưng không dễ chia sẻ. Đặc biệt, đối tượng khước từ giấc mơ ôm hoa vào phòng tân hôn lại chiếm khá đông trong giới nữ. Đừng nghì những cô gái kia có vấn đề gì đó nhé. Họ rất thông minh, rất xinh đẹp và rất thành đạt. Trở ngại duy nhất mà họ mường tượng về hôn nhân là sự … rắc rối.

Nguyễn Du trước khi mất luôn đau đáu một nỗi niềm trăn trở: Số phận đau khổ của Kiều còn có Nguyễn Du khóc thương, vậy còn Nguyễn Du thì sao? Liệu ba trăm năm sau còn có ai nhớ, còn có ai khóc thương cho số phận khổ đau của ông?
Hồn thơ ấy giờ vắt vẻo nơi nào? Ngòi bút báo ấy vung lên để chiến đấu nơi đâu?... Chỉ còn lại ầng ậng, ngơ ngác những nhớ thương.
Sáng 18-11, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS nhà văn Trương Tửu (18-11-1913 – 18-11-2013) với sự tham dự của gia đình nhà văn cùng nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ tôn kính tâm huyết, sự nghiệp Trương Tửu.
Giờ này, phút này, giây này, khi viết những dòng này, chú Minh Tâm- Nhà báo, Nhà thơ - Phóng viên báo Nông thôn Ngày nay đã an nghỉ vĩnh hằng.

Ăn bánh xèo nên dùng tay, không cần đũa nĩa gì cả. Dùng tay để cuốn bánh cho gọn và cảm nhận được độ nóng ấm của bánh mới thấy ngon miệng. Ăn bánh xèo nên uống nước trà nóng hoặc uống với bia hay rượu mới tiêu được dầu mỡ. Vừa ăn, vừa đàm đạo chuyện trò, lúc đói bụng có người dám ăn cả chục bánh, có người ăn trừ cơm cả ngày.

Uyên tựa lưng vào tường, hai bàn tay ôm lấy mặt khóc ngất. Phong ghét cay ghét đắng người đàn bà như thế. Lúc nào cũng im lặng, di động trong nhà như một bóng ma...

(Tổ Quốc) Chuyện thơ ca các thế hệ không cùng “kênh”, khó “đối thoại” được với nhau là chuyện không mới, đã từng xảy ra trong lịch sử văn học nước nhà, như trường hợp thơ của Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Lê Đạt… Ngay trong vài năm trở lại đây những cuộc “tranh luận” như thế này vẫn diễn ra và xem chừng chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại vĩnh viễn.

Nhân dịp 20/10, Ban Nữ công Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một chuyến đi về thăm quê hương Đồng Tháp vào mùa nước nổi, trên đường đi đoàn ghé thăm tác giả của bài thơ nổi tiếng "Con tem quân đội"  Đinh Thị Thu Vân tại tư gia của chị. Đoàn gồm có 8 người là những nhà văn (Trần Thị Thắng - trưởng đoàn, Ngô Thị Kim Cúc, Kim Quyên), nhà thơ (Nguyễn Bính Hồng Cầu, Thu Nguyệt, Khánh Chi, Trương Nam Chi) và nhạc sĩ Trịnh Thùy Mỹ.

 GS. Nguyễn Lân Dũng: Công lao của Võ Đại tướng kể sao cho xiết. Chỉ xin thắp nén tâm nhang thành kính mong Bác an nghỉ chốn vĩnh hằng. Sự nghiệp vẻ vang của Bác còn mãi mãi trường tồn trong lịch sử của dân tộc này, trong tâm trí của mọi thế hệ hôm nay và mai sau.

Trước tiên Trước Trang [13 ,14 ,15 ,16 ,17, 18 ,19 ,20 ,21 ,22 ,23 ,24 ] Tiếp  Cuối cùng