Thứ sáu, 03/05/2024,


Không hút liền tù tì vài điếu thuốc, uống rượu ừng ực hoặc “phát lộc” bằng tiền mặt khi đang biểu diễn. Đó là “khuyến cáo” của BTC Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội (sẽ diễn ra từ 25/9 đến 5/10 tới đây).

Nếu nhã nhạc – nhạc tài tử cung Huế chuộng tính hàn lâm, thính phòng, với chủ đề thanh lịch, trang nghiêm, bay bướm… thì đờn ca tài tử Nam bộ lại chuộng yếu tố bình dân, trần trụi, đại chúng, với chủ đề thiên về nỗi lòng, sự giãi bày và tình cảm đời thường.

Thơ lục bát của Kim Hương đã vượt qua cái bình thường, không gượng ép cũ xưa, lắng vào tâm tư tình cảm của người đọc, người nghe một cách thi vị, lãng mạn, khúc chiết, tạo ra ấn tượng riêng để mà yêu mà nhớ ánh bình minh trong Lục bát chiều riêng em của Kim Hương.

“Dốc thiêng” là một tiếng thở dài về nhân tình thế thái bằng thơ của một phụ nữ đã qua tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ở tuổi đó, người đàn bà Trương Nam Chi đã lặng lẽ chiêm nghiệm lại cuộc đời mình với những tiếc nuối không thể nào quay lại được: “Đêm vuốt ngược/ Dốc/ Đàn bà – Hương hoa thầm gọi/ Ngỡ là/ Đương xuân… (Dốc thiêng).

Lê Châu Đạo đến với nghề nhiếp ảnh hơi muộn so với nhiều người khác. Anh kể, cuối những năm 90 của thế kỷ trước anh là một nông dân thực thụ, tình cờ có người quen cho xem máy ảnh chụp chơi. Rồi sau đó, khi đã ở tuổi 43 tuổi anh mới góp được hơn 2 triệu đồng mua chiếc máy ảnh đầu tiên và học “mót” nghề chụp ảnh dịch vụ để mưu sinh. 

Gần đây, văn đàn và võ đàn Việt Nam đang xôn xao bởi một tác phẩm văn học phi hư cấu viết về các nhân vật là huyền thoại một thời trong giới võ thuật Việt Nam: Quyền sư (NXB Trẻ, 2013) của tác giả - võ sư Trần Việt Trung.

Đình – Chùa Văn Lai vừa được khởi công xây dựng với kinh phí dự kiến trên 14 tỷ đồng, chủ yếu do Thủ đền Đặng Thị Mát – Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Ba Vì đầu tư; đã được long trọng làm Lễ Động thổ sáng nay, ngày 15/9/2013; với dự chứng kiến của lãnh đạo chính quyền địa phương và đông đảo bà con nhân dân trong xã.

Tập thơ với 39 bài lục bát và một “liên hoàn kết nối” giữa 132 tác giả, mỗi người một cặp 6/8 thành bài thơ dài mà Nguyễn Đình Trọng gọi là “Lục bát tình” với nhiều cung bậc và ý nghĩa của nó! Ở bài thơ “ Tự Bạch” trang 16, Nguyễn Đình Trọng đã gửi gắm tâm tình và khẳng định: “ Bao nhiêu ba sáu lăm ngày/ Vòng tay đồng đội, vòng tay bạn bè” và rồi: “ Tháng Năm hoa phương gọi hè/ Đã lên chức ngoại con mê…thơ tình”

     Ngày hội Lục bát 2013 diễn ra vào 7 và 8/9/2013 tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 4 Phùng Hưng, Hà Đông) đã thành công tốt đẹp ngoài sự mong đợi. Một trong những hoạt động mới của Lễ hội năm nay là Đăng ký Thành viên Lục Bát Việt Nam.

Tối ngày 7/9/2013, trong khuôn khổ Lễ hội Lục Bát Quý Tỵ - 2013, Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác thơ Lục Bát đã long trọng tổ chức trao các giải Lục Bát Trăng Bạc và Lục Bát Trăng Vàng cho các tác giả tại Trung tâm Văn hóa Thành phố - Quận Hà Đông, Thủ đô Hà Nội…

Đến với Ngày hội Lục bát, người ta được đắm chìm trong không gian "Ngàn năm hồn Việt" của những "Lục bát quán" mang hồn quê dân dã. Đó là nơi những người yêu thơ và nghệ sĩ có thể trình diễn thơ, giới thiệu đặc sản của từng vùng miền.

Lục Bát không chỉ là Thơ, mà đó còn là Hồn Việt. Nó rất thiêng liêng, có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm nay. Lục Bát từng có sứ mệnh là công cụ chuyển tải kho tàng tri thức khổng lồ của cha ông ta, từ đời này sang đời khác thông qua những câu ca dao, tục ngữ, dân ca...

Trước tiên Trước Trang [49, 50 ,51 ,52 ,53 ,54 ,55 ,56 ,57 ,58 ,59 ,60 ] Tiếp  Cuối cùng