Thứ tư, 22/05/2024,

Cuộc Đời Một Viên Chức (20/01/2016)
 
Ban (cơ quan tôi)  thuộc Bộ GTVT
 
Nội dung
  1. Chương 1: Tập sự
  2. Chương 2: Trợ giảng
  3. Chương 3: Phòng Vật tư thiết bị Ban
  4. Chương 4: Ban thuộc Bộ GTVT

Để tiện đăng và đọc tác phẩm dài chia ra nhiều tác phẩm nhỏ hơn như:

  1. Thời niên thiếu
  2. Thời sinh viên
  3. Cuộc đời 1 viên chức (tác phẩm này)
  4. Chuyên viên Văn phòng Ban
  5. Chuyên viên vượt khung

Mời các bạn tìm đọc trong chủ đề "Tác phẩm" trang cá nhân của tôi trong Lucbat.com

 

 

Chương 1: Tập sự
          1. Mấy lời nói đầu
          Ai cũng có một sự nghiệp. Sự nghiệp của một con người sau khi đi học ra trường, bắt đầu từ khi đi nhận công tác. Lý lịch của một cán bộ cũng có dòng đầu tiên là tốt nghiệp trường lớp nào, từ đấy họ phát huy tiếp theo.
          Về nước đầu tháng 8 năm 1978, tôi tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Kiev - Ukraina. Tháng 9 thì tôi được báo lên Văn phòng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Đại học nhận quyết định phân công công tác. Tôi vui vẻ dậy sớm, đánh răng rửa mặt và đi xe đạp lên Văn phòng Vụ Tổ chức Cán bộ.

          Lúc này tôi chỉ nhớ là Tòa nhà trụ sở Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ở trên phố Hai Bà Trưng hay Trần Hưng Đạo gì đấy. Bộ phận phân công công tác cho sinh viên ra Trường của Vụ Tổ chức cán bộ phân công theo chỉ tiêu các cơ quan, đơn vị xin cán bộ của Bộ. Việc phân công là đơn phương, người nhận quyết định là chấp hành. Nhiều bạn được điều đi các thành phố khác làm việc. Số đi học nước ngoài về cùng lớp cũng có bạn đến nhận quyết định cùng ngày. Bác cán bộ vui vẻ trao quyết định cho tôi. Tôi được phân công vào Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. 
          Trong Quyết định số 1356/QĐ-CB ngày 29/9/1978 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp có đề:
          Điều 1:Nay thu nhận vào Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp học sinh Nguyễn Đông Sơn tốt nghiệp đại học ngành Tự động hóa sản xuất xây dựng tại Liên xô và bố trí công tác tại Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.
          ...
          Tôi quay về  nhà lo nhận hòm hàng gửi tầu biển và lo chia tay gia đình vào Nam nhận công tác. Cuối tháng 11, tôi đáp xe lửa vào Nam. Quyết định phân công công tác đầu tiên của tôi do ông Hoàng Đình Vân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ký. Nơi nhận công tác là Trường Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh.
 
          2. Vào Nam
          Cuối năm 1978, tôi đáp xe lửa vào Nam nhận công tác. Đến ga Bình Triệu còn hoang vu và vắng vẻ, tôi đi xe Lam vào nội thành Sài Gòn. Phố Võ Trường Toản đã ngay trước mặt. Sau khi hỏi và được chỉ dẫn, tôi đi bộ xách va li đến nhà dì Bộ. Dì Bộ ra mở cửa
          -Chào Dì, cháu là Sơn, con Dì Thiềng ở Bắc vào nhận công tác.
          -Sơn đấy à? Lâu quá rồi nhỉ. Cháu vào một mình à? Dì tôi vừa mở cửa vừa nói.
          Tôi xách va li bước vào. Dì cháu bước qua hành lang dẫn vào nhà. Tôi để va li xuống nền nhà rồi đi qua nhà xuống bếp rửa mặt. Lúc này anh Chí, anh Tâm và bác Giá cùng ra gặp mặt. Mọi người vui vẻ. Tôi lấy ra chai rượu chanh tặng gia đình.
          Gia đình bố mẹ bác Giá ở thành phố Hồ Chí Minh từ thời còn hai miền Nam Bắc. Bác là đại úy bộ đội, tập kết ra Bắc một mình, xây dựng gia đình với Dì tôi là bà Phan Thị Bộ, có 2 con trai.
          Sau thống nhất gia đình bác vào Nam sum họp. Bố bác đã mất, còn mẹ già ở trong một cái buồng. Bác được ở kế thừa ngôi nhà số 31 phố Võ Trường Toản.
Anh Nguyễn Minh Chí và Nguyễn Minh Tâm đang học trung học phổ thông. Anh Chí sau khi tốt nghiệp lớp 10 cũ đi bộ đội, được kết nạp đảng. Hai anh đều ít tuổi hơn tôi.
          Sau này cả hai anh đều tốt nghiệp đại học ở nước ngoài.
           Bác Giá làm ở Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
          Nghỉ một ngày, sáng hôm sau, tôi đi xe buýt vào trường. 
 
          3. Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
          Tôi bước vào cổng chính một Trường Đại học danh tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh. Trước mắt tôi là cái sân bóng đá to tướng. Hai bên có hai dãy nhà hai tầng của Khoa Điện bên trái sân bóng đá và Khoa Khoa học cơ bản bên phải sân bóng đá. Đi sâu vào một chút thì bên trái là tòa nhà của Khoa Thủy Lợi, bên phải là khoa Hóa, và sau đó là tòa nhà của Khoa Xây dựng ở cuối sân bóng cạnh Khoa Thủy Lợi.
          Đến cuối sân bóng, tôi rẽ phải, đi đến khu nhà hai tầng của Ban Giám hiệu và Phòng Tổ chức Cán bộ. Người quen cũ của gia đình là cô Hương, vợ chú Sính làm nhân viên ở Phòng Tổ chức cán bộ Trường cũng có mặt.
          -Cháu về rồi à, cô Hương đon đả, cháu vào lúc nào?
          -Cháu vào hôm qua, ở nhà bác Giá, hôm nay đi xe buýt đến Trường.
          -Cháu vào gặp anh Triệu, Trưởng phòng làm việc.
          Sau khi thăm nom nhau xã giao, anh Triệu đưa cho tôi hai cuốn lí lịch và nhờ khai. Tôi cho xem thủ tục (Quyết định của Bộ Đại học tuyển dụng) và hỏi một số việc như đăng ký ăn cơm tập thể, chỗ ở tạm trú trong Trường...Anh tận tình chỉ dẫn.
          Đầu tiên tôi được ở Phòng Khách nhà trường ngay giữa khuôn viên trường. Thế là tôi được đi làm.
          Lý lịch tôi khai ba đời, hướng dẫn khai rất chi tiết. Tôi khai theo hiểu biết của mình. Lúc này tôi chưa có vợ nên chưa phải khai bên vợ. Tất nhiên lý lịch như của tôi là tạm được là do miền Nam mới giải phóng, nhiều gia đình người miền Nam vướng ngụy quân, ngụy quyền, lý lịch chưa hơn mình.
          Hai tháng đầu, anh Triệu cho tôi làm việc ở Phòng Tổ chức cán bộ. Tôi được phân công chép trích ngang nhà Trường. Đây là công tác quan trọng để thử thách. Tôi chữ vẫn còn như gà bới. Anh gợi ý cho tôi ở phòng Tổ chức Cán bộ làm việc với nhau cho vui, lại quen cô Hương đảng viên nhân viên của phòng.
          Nhờ chép trích ngang, tôi biết anh Trần Hồng Quân là Hiệu trưởng. Anh Huỳnh Văn Hoàng là Hiệu phó, Bí thư Đảng ủy. Bà Võ Thị Ngọc Tươi là Hiệu phó.
          Anh Huỳnh Phan Tùng, anh họ bên ngoại tôi đang là cán bộ giảng dạy Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cũng hứa sẽ chuyển vào làm cùng Trường sau khi được kết nạp đảng.
          Anh Lê Trung Thực vào nhập trường sau tôi vài ngày. Chúng tôi thân nhau. Thực tốt nghiệp khoa Cơ khí, Đại học Cơ Khí ở Mátxcơva, về làm ở khoa Cơ khí. Thực được cùng làm việc với tôi ở phòng Tổ chức Cán bộ hai tháng.
Lúc này, Lê Kim Hoa, con gái cô Hương học đại học ở thành phố Ôđetxa, Ukraina chưa về. Cô cũng chưa biết ý con gái thế nào nên đang cùng chờ Hoa về.
          Chúng tôi biết nếu được ở Phòng Tổ chức cán bộ thì làm việc hành chính 8 tiếng, vất vả hơn là giáo viên. Song nếu được thỉnh giảng thì được tính là làm thêm giờ, tính vào tiền làm ngoài giờ.
          Anh Triệu Trưởng phòng Tổ chức cán bộ cũng dạy thêm cho Khoa Xây dựng kiếm bộn tiền (sau này anh Triệu lên Hiệu phó).
          Anh Nguyễn Hùng Thắng tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hương Canh (Hà Nội) vào trường và về Khoa Xây dựng. Anh làm việc cùng Bộ môn với tôi. Cùng tham gia trung đội trực chiến. Ba chúng tôi (Sơn, Thực, Thắng) được ở một phòng khu tập thể cán bộ ở phía cửa sau của trường.
          Dù sao tôi cũng có quyết định về Khoa Xây dựng. Tôi được Trường phân công về Khoa Xây dựng. Cô Võ Thị Ngọc Tươi, Hiệu phó ký quyết định cho tôi về Khoa Xây dựng cùng anh Nguyễn Hùng Thắng. Thế là tôi về Khoa.
          Trong Quyết định số 219/TCBK ngày 18/12/1978 của Trường ĐH BK TP Hồ Chí Minh có ghi:
          Điều 1:Nay thu nhận ông Nguyễn Đông Sơn về công tác giảng dạy tại khoa Xây dựng của Trường ĐH BK TP Hồ Chí Minh.
          ...
          Hiệu phó
          Võ Thị Ngọc Tươi (đã ký và đóng dấu). 

 
          4. Khoa Xây Dựng
          Khoa Xây dựng là một tòa nhà ba tầng rộng và dài. Tầng một là Văn phòng Khoa, là chỗ làm việc của Trưởng, Phó Khoa. Anh Trần Chí Đáo Trưởng Khoa Xây dựng lúc này là Tiến sĩ Cơ học lý thuyết ở nước ngoài về. Thấy tôi về khoa, anh phân về Bộ môn Vật liệu Xây dựng do anh Phan Xuân Hoàng, Tiến sỹ, Phó Chủ nhiệm Khoa làm Tổ trưởng Bộ môn.
          Anh Hoàng là Tiến sĩ ở Nga về. Bộ môn Vật liệu Xây dựng đào tạo sinh viên chuyên ngành "Công nghệ sản xuất Vật liệu Xây dựng". Những môn học anh đề xuất cho tôi tham gia giảng dạy là "Máy sản xuất vật liệu xây dựng và Đồ án môn học", "Tự động hóa sản xuất vật liệu xây dựng". Tôi dạy các môn kỹ thuật phục vụ chuyên ngành. Nhìn chung có việc làm phù hợp là may. Khoa có Bộ môn "Máy Xây dựng" nhưng tôi được phân về Bộ môn anh Phan Xuân  Hoàng để dạy sinh viên Bộ môn là khối lượng chủ yếu.
Bộ môn Vật liệu Xây dựng có phòng làm việc ở tầng ba. Anh Phan Xuân Hoàng, anh Hoàng Trọng Minh, tôi (Nguyễn Đông Sơn) và anh Nguyễn Hùng Thắng cùng ngồi làm việc, hội họp. Chúng tôi dạy lý thuyết.
          Phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn là một ngôi nhà một tầng, có khuôn viên riêng. Anh Lê Vi Quốc là Trưởng phòng, anh Nguyễn Văn Chánh, anh Phan Thanh Khiết là 2 cán bộ trung cấp dạy thí nghiệm và cô Phạm Thị Khỏe phục vụ giảng dạy.
          Thế là tôi đi làm. Được hưởng lương 85% của 64 đồng.  Lương trả theo quyết định của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
          Hiện nay Bộ môn Vật liệu Xây dựng có trang Web trong Website của Khoa Kỹ thuật Xây dựng như sau:
Khoa Xây Dựng
          Khoa Xây dựng lúc này có nhiều Bộ môn:
          Bộ môn Công trình của anh Huỳnh Chánh Thiên.
          Bộ môn Cầu Đường của anh Tạ Ngọc Linh Bài.
          Bộ môn Vật liệu Xây dựng của anh Phan Xuân Hoàng.
          Bộ môn Cơ học lý thuyết của anh Trần Chí Đáo.
          Bộ môn Cơ học đất của anh Lê Bá Lương.
          Bộ môn Máy Xây dựng của anh Lê Vi Kiểm.
          Bộ môn Cấp thoát nước của anh Lâm Minh Triết.
          Khoa đào tạo sinh viên nhiều ngành: Cầu Đường, Vật liệu Xây dựng, Công trình, Môi Sinh...
                            
          Chúng tôi chuyển dần vào khu nhà cấp bốn ở phía cổng sau, mái phibroximăng để ở. Ba người một gian ở tập thể 18 mét vuông, công trình phụ riêng. Khu nhà này như doanh trại quân đội rất sơ sài. Khi thành lập trung đội trực chiến thì việc ở như doanh trại quân đội là thường. Phải nói là mới vào Nam, thấy con gái Nam thì chưa quen. Mấy cô xinh trốn đâu mất, tôi cũng chưa có mối tình nào. Khỏe, Ngọc, Sương ba chị em họ Phạm. Sương nuôi dạy trẻ và Phương là những người nữ quen biết trước. Chúng tôi sống với nhau vui vẻ. Khỏe là hay nấu hộ mấy bữa cơm liên hoan. Cũng đem lương ra ăn để có sức khỏe làm việc. Khí hậu trong Nam trời tối mới mát mẻ và chúng tôi hay đi dạo bộ ở khu vực, ăn chè thập cẩm, uống nước mía.
          Tết năm 1979, tôi góp tất cả thực phẩm Tết vào cùng anh em nội trú ăn bữa mồng một Tết thật ngon, xong các ngày còn lại thì ăn cơm thường. Bác Giá có mời cơm Giao thừa. Món cà ri gà rất ngon. Bác khoe khoai tây mua từ Đà Lạt đem về nấu cà ri chứ người ta toàn nấu cà ri khoai lang thôi.
Môn tôi dạy đầu tiên là môn "Máy xây dựng". Thầy Lê Vi Kiểm, Tổ trưởng bộ môn "Máy xây dựng" mời tôi dạy môn học "Máy xây dựng" cho sinh viên 78 Cầu đường. Đây là một môn học 45 tiết và không có Đồ án môn học nên cũng vào loại dễ. Thầy cho mượn Giáo án để nghiên cứu Giảng thử.
          Tôi soạn Giáo án của mình rồi giảng. Nhìn chung kiến thức học ở Trường còn nhớ nên giảng tốt. Sau khi học, sinh viên nắm được kiến thức rất vui. Tôi cũng được họ nể.
          -Sơn cho mình mượn Giáo án xem tham khảo nhé. Xem cậu dạy như thế nào? Thầy Kiểm hỏi.
          Tôi mượn 1 cuốn vở ghi của một cô học trò đưa cho thầy. Sau khi xem xong, thầy hài lòng:
          -Sinh viên mà ghi chép bài thế này là tốt.
          Thế là được dạy môn đầu tiên.
 
          5. Trung đội trực chiến
          Đang chuẩn bị giảng dạy thì có chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc. Tổng động viên thì phải. Nhà trường tổ chức vũ trang cho sinh viên và cán bộ trẻ, tập luyện và tổ chức thành một trung đoàn. Anh Trần Hồng Quân, Hiệu trưởng là Trung Đoàn Trưởng. Khoa Xây dựng cũng được gọi tham gia.
          Tiểu đội cán bộ của chúng tôi có anh Nguyễn Văn Mùi người Bộ môn Cầu đường là Tiểu Đội trưởng, anh Nguyễn Hùng Thắng là Tiểu Đội phó. Tôi là lính trơn. Ba anh em ở Khoa Xây dựng được bố trí trong cùng một tiểu đội.
Trung đội cán bộ được tập huấn 6 tháng như tân binh. Anh Dân là Trung Đội trưởng. Anh là Tổ trưởng Tổ Bảo vệ nhà trường.
          Tôi lúc này mới về nước nên còn khỏe mạnh. Tập chạy việt dã, chạy vũ trang, tôi đeo ba lô gạch chạy hàng cây số. Khi đi thi thì được Khoa rút đi công tác tham quan Nhà máy Xi măng Hà Tiên.
          Chúng tôi đi một xe 16 chỗ ngồi qua thành phố Cần Thơ, ngủ lại một đêm, đi tiếp đến thành phố Rạch Giá, ngủ lại đêm thứ hai, đến Kiên Giang thăm nhà bố mẹ anh Nguyễn Văn Chánh đang làm nông nghiệp. Ngủ qua đêm thứ ba ở nhà anh Chánh. Anh Chánh nấu cháo vịt đãi anh em.
          Bộ môn đi gồm anh Phan Xuân Hoàng Phó khoa, Chủ nhiệm Bộ môn, anh Hoàng Trọng Minh, anh Lê Vi Quốc, Nguyễn Đông Sơn (tôi), Nguyễn Hùng Thắng và anh Nguyễn Văn Chánh đi cùng cán bộ của khoa Xây Dựng. Anh Chánh lúc này đang học đại học tại chức. Đoàn còn có anh em Bộ môn khác đi cùng. Trong xe có vũ khí mang theo để tự vệ.
          Đến Nhà máy xi măng Hà Tiên tham quan. Đây là nơi sản xuất clanhke, nguyên liệu để chở về Biên Hòa nghiền thành xi măng bán phục vụ ngành xây dựng. Dãy núi Bà Đen và đất sét Hà Tiên là nguyên liệu chính. Chúng tôi được giới thiệu tỷ mỉ quá trình công nghệ sản xuất clanhke ở nhà máy, dùng nhiên liệu dầu điêzen để nung.
          Hà Tiên có biên giới với Căm Pu Chia. Nhà máy thuộc tỉnh Kiên Giang.
          Anh em công nhân báo là Khơ Me đỏ mới tràn sang, vượt qua biên giới tấn công Việt Nam, đem quân bao vây Nhà máy. May anh em tự vệ nhà máy có vũ khí từ thời Chống Mỹ đánh trả, họ mới rút đi. Chúng cũng hủy hoại một số hạ tầng cơ sở, một số nhà dân, giết người dã man...
          Quân chủ lực Việt Nam tấn công Khơ Me đỏ, giải phóng thủ đô Căm Pu Chia. Anh em đi K (Căm Pu Chia) về khai ta đang giúp họ xây dựng chính quyền nhân dân.
          Chúng tôi đi về theo đường đi qua tỉnh Bạc Liêu, thăm thành phố Bạc Liêu. Tôi mua một miếng thịt lợn giá ngoài về nấu ăn rất ngon. Đúng là lúc này thức ăn rất thiếu chất đạm. Anh em còn mua thêm gạo quê, thực phẩm. 

          Về thành phố Hồ Chí Minh, số thi chạy việt dã khai là giải thưởng chạy vũ trang cũng chỉ là một đôi giày ba ta.
          Lúc này số mới vào đa phần hưởng lương tập sự 85% của 64 đồng. Sinh viên thì mới học các môn khoa học cơ bản năm thứ nhất, thứ hai. Sang năm thứ ba mới học các môn Kỹ thuật phục vụ chuyên ngành, nên chúng tôi vừa soạn giáo án trước, vừa lo tập luyện.
 
          6. Nội dung trực chiến
          Mỗi người được phát một bộ quần áo ka ki vải thô màu cỏ úa khoác ngoài. Súng mỗi người một khẩu súng trường bắn phát một, chưa phát đạn. Sáng dậy sau khi tập trung ở sân trường, tập thể dục xong, thì cả bọn đi ăn sáng. Mỗi đứa được một tô hủ tiếu, một ly cà phê. Ăn xong thì tập ngắm bắn.
          Ban Giám hiệu làm việc trong tòa nhà hai tầng. Tầng một là nơi làm việc của Phòng Tổ chức Cán bộ. Cả bọn lo để bia hướng vào tòa nhà hai tầng mà ngắm. Tất nhiên súng chưa có đạn. Tập ngắm bắn chán thì sang học bài đánh lê.        Anh Huỳnh Bửu Hòa người của phòng Tổ chức cán bộ dạy bài này. Anh ta khỏe và chúng tôi dựng lê tập theo. Bài này hay tập cho bọn con gái Phòng Quản trị xem. Họ lo nhu yếu phẩm, cấp dưỡng.
          Trung đội đứng ở một cái sân vuông trước tòa nhà họ đang làm việc. Chúng tôi biểu diễn cho nữ đứng xem. Anh Hòa vừa huấn luyện chúng tôi, vừa chọn một cô khá xinh tìm hiểu. Bài lê của anh ta làm cô gái xiêu lòng. Họ hay đi xe máy đến chỗ cột cờ nhà trường ngồi chơi, nói chuyện thân mật.
          Thi bắn bài một, tôi được vào vòng hai, thi vòng hai thì trật. Không được giải là do cái cò súng cứng quá, tôi bắn đạn lạc đi mất hai viên không trúng vòng trong.
          Bơi thì tôi bơi đạt. Có cái bể bơi ở quận Tân Bình. Ông thầy thấy tôi bơi chưa hết sức tiếc là tôi cũng chẳng về nhất.
          Anh Triệu vẫn mời tôi về Phòng Tổ chức Cán bộ. Anh Thành ở Đức về do gái gẩm bị trượt tuyển khỏi phòng về khoa. Tôi không dám lấy Lê Kim Hoa con gái của cô Hương nên tránh về Khoa Xây Dựng làm việc. Thành cùng học quân sự với tôi. Không hiểu sao anh ta thân tôi. Chắc do anh Tùng anh họ tôi làm Bí thư Đoàn Khoa Cơ khí. Thành rút xuống Khoa Cơ khí làm việc. Sau này tôi mới biết bố anh Thành ở Thành Ủy công tác cùng bác Giá chồng Dì Bộ.
          Hôm duyệt binh, chúng tôi đi duyệt theo trung đội cán bộ riêng và đi cùng các đơn vị sinh viên khác của trung đoàn. Một thiếu tướng đến duyệt. Một chiến sĩ đọc 10 lời thề danh dự quân nhân. Tất cả đồng thanh hô "Xin thề". Bài biểu diễn võ tay không chống vũ khí lạnh rất hay.
          Tuy tập chưa nhuyễn, anh chiến sĩ cũng bắt được tay và vặn con dao ra khỏi tay đối phương. Viên thiếu tướng hài lòng. Cho đến nay, tôi đã quên các bài đánh lê, đánh võ tay không mà trung đội đã tập kỹ. Nhưng tôi còn sức khỏe vừa phải là do ở trường có luyện tập hàng ngày.
          Mấy năm liền, cả bọn vẫn đi khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự do phường tổ chức. Anh sĩ quan tuyển quân hỏi tôi có nguyện vọng đi lính chuyên nghiệp không? Tôi từ chối. Anh ta tiếc rẻ bỏ đi. Anh Phan Đăng Ngọc là anh họ con bà chị ruột bố đang học sĩ quan Trường Đại học Kỹ thuật quân sự có trụ sở trong sân bay Tân Sơn Nhất. Em rể tương lai của tôi lúc này tên là Phạm Tư Oanh cũng đang là trung úy sĩ quan quân đội chưa ra quân. Anh ta phải lên bảo vệ biên giới phía Bắc, được thăng chính trị viên trung đoàn.
          Cho đến khi tuyển sĩ quan dự bị, trường cũng không tuyển tôi. Trường khai muốn tham gia thì làm đơn. Thế mới biết là muốn tiến thân có dễ đâu. Thắng đắc ý lên Trung đội phó sĩ quan dự bị. Anh Thực lên Đại đội phó sĩ quan dự bị. Tôi vẫn là lính trơn. Tôi ở nhà trông nhà cho hai anh đi sĩ quan dự bị.
Tôi tham gia với Hội trí thức yêu nước đắp phòng tuyến quân sự. Hội này kết nạp tôi tham gia với số trí thức cũ tại chỗ. Chúng tôi lao động vất vả một tuần, đắp một ụ phòng không lớn. Tuy thế, lương thấp quá nên không có cơ hội thân nhau là bao. Tôi thôi không sinh hoạt nữa.
          Chuyến tham quan tiếp theo là Khu thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh Tây Ninh. Đây là nơi có dây chuyền sản xuất đá xây dựng do Liên Hiệp quốc giúp đỡ hiện đại. Từ máy đập đá, máy nghiền, máy sàng ra các loại đá kích cỡ khác nhau cho đến bột đá, rất hay. Sau này tôi dạy sinh viên, vẫn nhớ dây chuyền này.
          Trên đường về, chúng tôi ghé thăm danh thắng nổi tiếng tỉnh Tây Ninh là Tòa thánh Tây Ninh. Đây là nơi tu hành của giáo dân đạo Cao Đài, đạo này thờ Victo Hugo, Tôn Dật Tiên và Nguyễn Bỉnh Khiêm đại diện cho Pháp, Trung Quốc và Việt Nam. Khuôn viên rộng, có mấy tòa nhà một tầng rộng cho du khách ghé thăm, bên trong bày đồ thờ tế. Họ vẽ con rắn độc long (một mắt) làm biểu tượng để thờ tụng.                                                                 
          Cuối năm 1980, anh Huỳnh Văn Hoàng, Hiệu phó, Bí thư Đảng ủy ký Quyết định cá nhân cho tôi hưởng lương khởi điểm 64 đồng. Tôi được tuyển dụng chính thức. Chúng tôi nhập khẩu vào tập thể nhà trường số 268 phố Lý Thường Kiệt. Ở tập thể ba người một phòng. Quyền công dân thì thuộc một phường (phường 14) của quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
 
          Chương 2 Trợ Giảng
          1. Trợ Giảng
          Tết năm tiếp theo 1980, tôi cùng anh Hoàng Trọng Minh đến nhà thầy Phan Xuân Hoàng ăn Tết. Hai anh em góp một ít thịt Tết để ăn chung một bữa cơm thân mật với gia đình thầy trong một chung cư tập thể. Anh Minh cùng quê Nghệ An với tôi, đang làm Bí thư Chi đoàn cán bộ Khoa Xây dựng. Anh Hoàng có mời hai người em gái vợ là chị Phạm Thị Ngọc và Phạm Thị Linh đến chơi và dự cơm. Chúng tôi thân nhau. Tôi được giới thiệu với Linh và đồng ý là bạn trai.
          Tôi có đến thăm nhà anh Trần Chí Đáo, Trưởng khoa Xây dựng vào dịp Tết và gặp anh Trần Hồng Quân Hiệu trưởng Nhà trường ở đấy. Anh Đáo có 2 người con gái một bề. Anh mời chúng tôi ăn bánh chưng Tết.
 
           Đầu năm 1981, tôi được công nhận hết tập sự và hưởng lương khởi điểm bậc 1. Trong Quyết định số 75/QDBK ngày 16/2/1981  có ghi:
          Điều 1:Nay công nhận hết thời gian tập sự và tuyển dụng vào biên chế chính thức học sinh Nguyễn Đông Sơn hưởng mức lương khởi điểm 64 đ (sáu tư)
          Từ ngày: 15/12/1980.
          ...
          Hiệu Phó
          Huỳnh Văn Hoàng(đã ký và đóng dấu)
          Thế là tôi được tuyển dụng chính thức làm viên chức (giáo viên).
          Năm 1981-1982, tôi được ra Bắc thực tập giảng dạy và vào Nam tiếp tục giảng dạy các môn học như "Máy sản xuất vật liệu xây dựng". Môn này khối lượng lớn 90 tiết, giảng theo sách giáo khoa cùng tên của tác giả Đrôzđốp người Nga.

          Hướng dẫn Đồ án môn học "Máy sản xuất vật liệu xây dựng" cũng do tôi hướng dẫn.

          Môn "Tự động hóa sản xuất vật liệu xây dựng"  tôi tự soạn giáo án dạy cho sinh viên 78VL (ngành Vật liệu xây dựng).

          Tôi dạy tốt và sinh viên ra trường, đỗ đạt. Họ vui vẻ mời dự liên hoan ra trường.
          Anh Thiệp, cán bộ giảng dậy Khoa Động lực cũng mời tôi giảng một số tiết Máy Xây dựng chuyên dùng sản xuất cốt thép... cho sinh viên Khoa Động lực. Có giáo trình tiếng Nga sẵn nên Tôi giảng tốt.

          Khoa cũng cho tôi dịch 1 tiết cho Giáo sư Nga ở Lêningrat thỉnh giảng về Lưỡng cực cho sinh viên Khoa Xây dựng, tôi cũng dịch đạt. Ông ta nói là hai miền Nam Bắc là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như lưỡng cực của một quốc gia, điện tích ngược nhau và không thân nhau ý nói là hai phái. Chúng tôi không nói gì.

          2. Thực tập xây dựng cầu đuờng.
 
          Tôi tham gia đưa sinh viên khóa 78 Cầu đường đi thực tập xây dựng cầu đường ở Phú Yên 1 tháng kết quả.

          Anh Đỗ Kiến Quốc, cán bộ giảng dậy môn Cơ học lý thuyết Bộ môn của anh Trần Chí Đáo dẫn đầu Đoàn là Trưởng Đoàn, tôi là Phó Đoàn.  Chúng tôi đi tầu hỏa đến Nha Trang. Tối ở Nha Trang, hôm sau lại đi tiếp đến Tuy Hòa. Từ Tuy Hòa có ô tô đưa đi Lá Hai. Anh Quốc dẫn đến nơi thực tập là xã Lá Hai, Tuy Hòa ổn định ăn ở cho Đoàn rồi xin về lo cưới vợ. Tôi phụ trách tiếp theo, đến khi gần về thì anh ta đưa xe đò lên đón về.

          Chúng tôi thi công một kè đá qua suối. Nhiệm vụ là đào hai rãnh sâu hơn một mét hai bên đường cắt ngang suối, chất rọ đá vào để ổn định tim đường, lấp đá vào giữa và lu lèn phủ đất lên trên. Lao động chân tay là chính.
Hàng ngày tổ chức nấu ăn tập thể. Đoàn thực tập sinh đi làm, trưa, chiều về ăn cơm. Ở lán trại do công nhân dựng tạm cho Đoàn ở chung, mỗi người có một giường để ngủ.

          Anh Lê Vi Kiểm Phó khoa, anh Hoàng Trọng Minh, Bí thư chi đoàn cán bộ Khoa đi xe UAZ đến công trường Lá Hai thăm nom kiểm tra.
Thời gian ở Thị xã Tuy Hòa tôi có đến thăm dượng Bùi Phương là chồng Dì Phan Thị Chân bên mẹ ở Thị xã Phú Yên. Dượng là Tư sản dân tộc, làm nghề Thầu khoán, nhà giàu. Cũng bị quốc hữu hóa một số tài sản, đang Công tư hợp doanh. Báu và Thọ là hai người con của Dượng Phương ở Tuy Hòa tiếp tôi. Họ còn trẻ, đang là sinh viên. Một số con của Dượng đang ở thành phố Hồ Chí Minh (cả thảy 9 người). Chúng tôi thân nhau.Tý Thọ (con gái út) có đưa tôi ra ngắm biển thành phố Tuy Hòa, ngồi chơi một buổi tối. Em khoe đã có người yêu tên là Phương cùng tên bố.Trước khi chia tay nhà dượng Phương làm bún chả đãi tôi.

          Trên đường về thành phố Hồ Chí Minh Đoàn được ghé thành phố Nha Trang tắm biển hai ngày. Tôi bơi thi với mấy em sinh viên, các em đều thua tôi. Nhưng có một cô gái người địa phương bơi xa tít làm tôi ngượng.
Chúng tôi lên xe đò đi tiếp về thành phố Hồ Chí Minh an toàn.

          3. Tham quan Nhà máy thủy điện Đa Nhim

          Chúng tôi còn được cùng sinh viên đi thăm quan Nhà máy thủy điện Đa Nhim. Xe ca đưa lên Đà Lạt ngủ qua đêm, hôm sau đi Đa Nhim.
Nhà máy thủy điện ở trên núi cao, nước chạy theo ống nhôm lớn chảy xuống núi qua tua bin phát điện. Điện Đa Nhim đủ dùng cho thành phố Đà Lạt. Đà Lạt còn có nhà máy điện hạt nhân nhỏ.

          Tranh thủ thăm Thác Pren, nước chảy từ trên cao xuống rất ngoạn mục, có cây cầu bắc ngang đi qua bên dưới, bụi nước bay như một lớp sương mù quanh người ngoạn mục.

          Tối đến thì đi uống cà phê ở Hồ Than Thở rồi về ngủ khách sạn Đà Lạt rất vui.
          Anh Nguyễn Văn Đạt, chuyên gia cấp cao về bê tông chống bức xạ hạt nhân vừa làm việc cho Nhà máy điện hạt nhân ở Đà Lạt, vừa được bổ làm Trưởng khoa Xây Dựng vài năm. Anh Đáo chuyển biệt phái đi làm ở Liên hiệp Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh trả vị trí Trưởng khoa Xây dựng cho anh Đạt.
          Anh Đạt có tham gia giảng dạy cho Bộ môn Công trình, có hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp, rất uy tín, có xe con đi làm.

          4. Làm việc và ăn ở

          Tôi tiếp tục công việc ở khoa.

          Tối đến, tôi vẫn hay được Báu con dượng Phương đến ký túc xá thăm mời đi ăn chè thập cẩm. Có lần em mời hai ly và trả tiền. Em là sinh viên khoa Cơ khí Nông nghiệp trường đại học nông nghiệp, có mượn anh Thực sách làm luận văn tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp là Chế tạo Máy trồng hom sắn .
Bên bố có Đào Văn Sơn cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Sơn làm giáo viên Trường Công nhân kỹ thuật thuộc ga Sài Gòn, nên hay mua hộ vé tầu hỏa về Hà Nội. Lần nào về Bắc tôi cũng nhờ Sơn mua hộ vé tầu hỏa. Tôi mượn cho Sơn nhiều sách học tại chức Đại học. Đào Sơn cũng hay ghé ký túc xá chơi.
          Anh họ Phan Đăng Ngọc đang học Trường Đại học kỹ thuật quân sự đào tạo sỹ quan công binh trong Sân bay Tân Sơn Nhất cũng có ghé ký túc xá thăm tôi.
          Khu tập thể có nhiều khách vãng lai. Anh Tùng, anh Ngọc, em Báu, em Đào Sơn, em Tý Thọ, em Linh, em Kim Vân... đều có đến chơi với tôi. Chúng tôi thân nhau vui vẻ.

          Bên bác Giá có mời tôi dạy một cua Tiếng Nga cho bốn sinh viên thi Quốc gia môn Nga văn để tốt nghiệp khoa Hóa trường Đại học Tổng hợp. Mai là cháu ruột bác Giá là một trong bốn cô gái mà tôi đã dạy. Có một tài liệu làm chuẩn giảng dạy. Bốn cô học tập kết quả, họ thi đỗ môn Nga văn. Họ trả công tôi một phong bì 40 nghìn đồng rất quý.

          Bộ môn Vật liệu Xây dựng có Phòng thí nghiệm Vật liệu Xây dựng do anh Lê Vi Quốc làm Trưởng phòng. Phòng Thí nghiệm tham gia Hợp đồng thí nghiệm phục vụ sản xuất nên có được Trường bồi dưỡng đôi chút. Tôi được giảng một số tiết Thí nghiệm thực hành cho Sinh viên. Anh Quốc hay đúc mẫu bê tông xác định mác bê tông cho sản xuất... Nhiều hợp đồng phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học được thực hiện.

          Tôi là cán bộ giảng dạy lúc nào không biết.

          Do có quỹ, Tết nào Bộ môn Vật liệu Xây dựng chúng tôi cũng Liên hoan ăn Tết thân mật trước nghỉ Tết. Khỏe hay đi chợ cùng tôi, em nói là Phòng Thí nghiệm đãi, nhưng cũng động viên tôi góp ít tiền đi chợ thêm cho đoàn kết. Nhà em hay đãi cơm Liên hoan, sau này do không có tiền góp, tôi không dám đến ăn nữa. Thời bao cấp nữ đùm bọc quý tôi.
          Tôi tham gia Ủy viên Ban chấp hành Đoàn khoa xây dựng, tổ chức thành công hội diễn khoa, được Bằng khen đầu năm 1983.
          Tôi tham gia Tổ phó, rồi Tổ trưởng Công đoàn Bộ Môn Vật liệu xây dựng, được 2 giấy khen của Công đoàn Trường.

          5. Những gia đình đầu tiên

          Anh Huỳnh Phan Tùng, anh họ tôi, lấy chị Lan là giáo viên Trung học cơ sở trong thành phố. Anh sinh một con trai tên là Phước. Anh sau đỗ Thạch sỹ và lên bí thư chi bộ bộ môn. Chị lên Hiệu phó trường THCS.
          Anh Đỗ Kiến Quốc xây dựng gia đình với chị Hằng thật. Anh mời tôi làm phù rể. Đám cưới rất vui. Anh làm cỗ đãi ngay trong Hội trường của Trường. Anh Trần Chí Đáo là Tổ trưởng Bộ môn của anh Quốc có dự cơm cưới.

Đám cưới anh Quốc - chị Hằng
         
Anh Hoàng Trọng Minh Bộ môn Vật liệu xây dựng của tôi cũng xây dựng gia đình. Anh lấy một cô sinh viên 78 VL mới ra trường. Anh hứa sẽ giữ gìn gia đình và không vi phạm quan hệ vợ chồng. (Anh là người bị đồn là có con riêng ngoài giá thú với một nữ công nhân viên chức trong khoa). Tôi có dự cơm cưới.

          Anh Nguyễn Văn Chánh cùng Bộ môn người của Phòng Thí nghiệm Bộ môn lấy chị Phạm Thị Khỏe sinh một cô con gái.

          Anh Lê Trung Thực ở khoa Cơ Khí của anh Huỳnh Phan Tùng lấy chị Lan cùng quê Thanh Hóa. Anh được phân ở tập thể cơ quan ở bên cạnh trường, cũng gần, tiện đi làm. Họ ở cùng bà mẹ vợ đoàn kết.
          Anh Hiệp Bộ môn Công trình lấy chị Bích cùng Bộ môn. Anh là người giỏi bóng đá, anh đá được 1 quả vào lưới trong một trận thi đấu cho đội bóng đá của Khoa. Đám cưới ở quê hai, ba ngày liền.

          Anh Đặng Văn Nghìn, khoa Cơ Khí cũng xây dựng gia đình với chị Hòa.
Đào Văn Sơn, bà con tôi cũng xây dựng gia đình và có 2 cô con gái trước khi tôi ra Bắc. Ga xe lửa thành phố Hồ Chí Minh cũng cho Sơn ở tập thể cơ quan.
          Ai cũng hứa sẽ trung thành với gia đình Việt Nam, với vợ con.
          Cuộc sống tuy còn nghèo, nhưng mọi người đều vui vẻ đoàn kết với nhau xây dựng khoa, trường. Anh Quân Hiệu trưởng cũng kêu gọi đoàn kết cùng làm ăn.

          6. Bạn bố

          Bố tôi có nhiều bạn bè ở Nam bộ. Chú Hồ Sáu là Phó Ty Y tế tỉnh Tây Ninh. Tôi có đến Tây Ninh thăm ông và gia đình. Ông cho con trai đưa xe máy đi thăm Tòa thánh.

          Lần thứ hai tôi đem em Dũng đến thăm. Món khổ qua luộc chấm nước mắm đầu tiên là do ông giới thiệu. Chúng tôi đưa Dũng đi thăm tòa thánh. Dũng rất ấn tượng.

          Ông Hồ Sáu người Nghệ An. Ông lấy bà hai và cho học Bác sỹ tại chức ở thành phố Hồ Chí Minh. Bà có con trai nên họ vui vẻ. Ở Tây Ninh, tôi gặp một nữ sinh viên 78 Cầu Đường (Thùy Vân) về Ty Giao thông tỉnh làm việc. Em đãi tôi và     Dũng hủ tiếu. Xưa tôi đưa em đi thực tập ở Phú Yên, nên có quen.
          Bà Sáu Trung ở Biên Hòa, Đồng Nai cũng là chỗ quen biết. Bà có ra Hà Nội cùng con gái chữa bệnh và ở nhà tôi làm khách. Tôi cũng được bà đưa đến thăm nhà, ở chơi và đưa đi chơi tỉnh Sông Bé...
          Bà Xuyến là Trưởng khoa Sản bệnh viện Nguyễn Trãi. Tôi cắt amiđan ở bệnh viện Nguyễn Trãi, có nhờ bà chăm sóc. Bà cho tham gia xem tập và xem văn nghệ bệnh viện múa biểu diễn rất hay. Bài "Tình ca Tây Bắc" là bài múa kết hợp hát được giải phường. Trưởng Khoa Ngoại là bà Phượng. Bà Phượng trực tiếp cắt amidan.

          Ông Giám đốc bệnh viện da liễu thành phố cũng quen bố. Tôi và Đào Sơn đến nhờ chữa bệnh ngoài da. Tôi vẫn bị hắc lào là một thứ bệnh ngoài da chữa khó khỏi. Nay đã khỏi hẳn.

          Do được chăm sóc nên tôi không bệnh tật gì, sống vui vẻ 4 năm ở thành phố Hồ Chí Minh. Việc tôi bị bệnh là do vô tình.
 
          7. Ra Bắc
          Trường ra quy chế giảng dạy cho giáo viên. Tôi phải giảng 250 tiết một năm. Anh Tùng khoe Khoa Cơ Khí khai là khoa cho anh giảng nhiều tiết, giảng ngoài giờ nhiều tiết để làm thêm. Thanh toán ngoài giờ hàng năm được khá nhiều tiền. Anh được Khoa quý, đang nuôi cháu Phước. Ông Huỳnh Lý, Giáo sư Văn khoa bố anh chuyển vào Nam ở hẳn gần nhà anh, hưởng hưu trí.
          Song Khoa Cơ Khí cũng thừa giáo viên. Anh Long người Nghệ An mới lương 73 đã phải ra phục vụ sản xuất, chuyển ra Công ty nhà nước làm việc.   Anh Long giảng không bằng anh Tùng.
          Năm 1979, 1980, 1981 Khoa Xây dựng không tuyển sinh viên Ngành Vật liệu Xây dựng. Cuối năm 1982, sau khi đào tạo xong lớp sinh viên khóa 78 Vật liệu, chúng tôi thiếu việc làm. Bộ môn Môi sinh mời tôi giảng 45 tiết môn "Tự động hóa kỹ thuật Môi sinh" cho sinh viên ngành Môi Sinh (Cấp thoát nước).        Tôi nhận lời, nhưng chưa giảng thì đã chuyển ra Bắc.
           Khoa không tuyển sinh các khóa tiếp theo mà muốn cho tôi đi nghĩa vụ quân sự cho đến khi tuyển sinh tiếp.

          Anh Trần Hồng Quân, Hiệu trưởng Nhà trường thì khuyên chuyển ra khỏi Trường đi tham gia phục vụ sản xuất.

          Lúc này các cơ quan sản xuất cũng là Doanh nghiệp nhà nước hết. Hai thành phần kinh tế Quốc doanh và Tập thể đang độc quyền trong nước.
          Lần nào gặp mặt toàn Trường, anh Trần Hồng Quân Hiệu trưởng đều kêu thừa biên chế, sẵn sàng tạo điều kiện cho ra Trường đi làm việc nơi khác. Anh nói:
          - Hiện nay nhà nước thiếu kinh phí đào tạo, nếu các tỉnh cử người đi học mà góp kinh phí đào tạo thì tốt, chúng mình là viên chức đi dạy thuê cho các tỉnh cũng được.
          Anh Phan Thanh Khiết, cán bộ trung cấp giảng thí nghiệm, người cùng Bộ môn Vật liệu Xây dựng với tôi là người đầu tiên xin ra làm ở một Công ty nhà nước. Anh nhường vị trí giảng thí nghiệm cho anh Nguyễn Văn Chánh. Tôi nhớ anh Khiết giỏi chữa đồng hồ, đã chữa cái đồng hồ Zim của tôi, tôi đãi lại một bữa chè thập cẩm. Anh quý tôi, nhưng cũng biết là ngoài lương, tôi không có thu nhập phụ nào.

          Chị Phạm Thị Khỏe, vợ anh Nguyễn Văn Chánh cũng xin ra làm nội trợ cho chồng làm trong nhà nước. (Xưa Khỏe cũng yêu tôi, muốn lấy tôi để giúp đỡ, nhưng tôi chưa dám nhờ nên em lấy anh Chánh).
          Anh Phan Xuân Hoàng Tổ trưởng Bộ môn là Bí thư đảng ủy Khoa hứa cho tôi lên Bí thư Đoàn Khoa để giải quyết thêm việc làm. Tôi từ chối không dám làm vì tôi yêu Kim Vân hơn cái Linh em vợ anh ta. Anh Hoàng Trọng Minh cũng không yêu chị Ngọc mà lấy một cô sinh viên 78VL.
          Anh Huân ở Bộ môn Cầu Đường thân tôi, hay đến chơi và khuyên tôi xin ra Bắc ở với bố mẹ, bệnh khớp ở trong Nam có khỏi đâu, vẫn đau. Họng tôi hay bị viêm họng hạt. Anh Phan Xuân Hoàng trước sau cũng không kết nạp đảng đâu, anh Huân nói.
          -Anh ruột Kim Vân nguyên là thiếu úy Ngụy quân, nếu lấy Kim Vân sẽ khó vào đảng.
          Anh Lê Vi Quốc Trưởng phòng Thí nghiệm cũng từng là thiếu úy ngụy quân nên ở ngoài đảng. Anh ta lại có hai con trai trong khi anh Hoàng chỉ có hai con gái. Anh lương 100 đồng nên là cán bộ dê lớn uy tín.
          Anh Tùng nhờ anh Phan Thanh Tùng cán bộ giảng dạy Bộ môn "Máy Xây dựng" kết nạp tôi, song chưa kết nạp thì tôi đã chuyển ra Bắc.
          Anh Phan Xuân Hoàng sau chuyến đi thực tập ở Phú Yên báo là Chi bộ coi tôi là cảm tình đảng.
          Năm 1981, bố tôi có vào Nam thăm tôi rồi đi công tác chuyên gia cho Trường Đại học Y Pnông Pênh ở thủ đô Căm Pu chia (đi K). Ông có gửi tôi cho anh Nghĩa, cán bộ Khoa Thủy Lợi nhờ trông coi khi cần do tôi chớm ốm. Tôi ốm bệnh vào cuối năm 1981. Con chó nhà anh Thực tớp vào chậu nước mà tôi ăn nên tôi bị tâm thần.Tôi đau khớp, tâm thần nên có uống thuốc ngủ tự tử, nhưng anh Nghĩa theo lời bố dặn cứu ra khỏi phòng, tôi lại sống tiếp. Anh sống cùng dãy nhà tập thể. Nay tôi uống thuốc giảm đau chữa khớp công hiệu kết hợp tập luyện chân tay thể dục.
          Tết 1982, mẹ tôi có vào thăm cùng em Nguyễn Việt Dũng. Tôi chữa chạy và tiếp tục đi làm. Bố tôi cũng xin một chuyến xe về thành phố Hồ chí Minh thăm và kết hợp công tác. Gia đình thăm nhà bác Giá, nhà anh Tùng. Mẹ và em Dũng ở nhờ nhà anh Tùng đến khi về Bắc. Bộ môn có mời cơm Tất niên bà. Bà quen Bộ môn.

          Bố khoe được Bộ trưởng Bộ Y Tế nước bạn tặng Bằng khen. Ông gửi về thành phố Hồ Chí Minh cho tôi nhiều cá khô.Tôi mỗi bữa cơm lại cắt một khúc ra rán ăn, tiết kiệm và có thêm sức khỏe làm việc.
          Ông Phạm Văn Đoàn Giám đốc Bệnh viên Tâm thần Thường Tín, Hà Nội cũng ghé thăm. Ông nói là bệnh nhẹ, khỏi thôi. Ông gửi một bao tải gạo, thấy tôi không vi phạm gì, ông mới đem về Bắc.
          Chú Đường, em út chú Nguyễn Thụ là chồng bà Phan Thu Hà, dì ruột tôi lúc này cũng vào Nam công tác. Tôi cũng báo là có quen Linh là con ông Địch, Giám đốc Ga Sài Gòn để chú đi liên hệ xin chở ra Bắc gạo cứu đói.
          Ốm thế mà tôi vẫn dạy tốt cho Bộ Môn và cùng Khoa cho sinh viên ngành Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng khóa 1978 - 1982 ra Trường trót lọt.
          Em trai tôi là Nguyễn Thi Văn vào thăm tháng 10 năm 1982 và khai là gia đình (bố, mẹ) xin Khoa Xây dựng đưa tôi ra Bắc chữa bệnh và xin việc làm. Khoa đồng ý.

          Chúng tôi đi tầu hỏa ra Hà Nội.
 
          8. Gia đình tôi.

          Lúc này, Bố tôi đang là Phó Khoa Nội Tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội kiêm Trưởng Khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai (Lương 130 đ/1982).
          Mẹ tôi là Hiệu Phó Trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa.
          Em gái tôi là Nguyễn Thị Liên Hương đã sinh Phạm Hữu An năm 1981, đang làm nhân viên đánh máy cho Công ty Vận tải ô tô số 8 thuộc Cục vận tải ô tô - Bộ Giao thông vận tải. Hương xin đất làm nhà ở xóm liều cùng phường Kim Liên. Chồng Hương vẫn đang là sỹ quan quân đội ở biên giới Việt Trung chống Tầu, sau mới chuyển sang công tác ở Bộ Công an.
          Người anh nuôi Nguyễn Văn Sâm thì ở ngõ Cống Trắng, phố Khâm Thiên bên vợ, có một con trai là Nguyễn Châu Thành. Anh Sâm là Trưởng tầu hành khách tuyến Hà Nội - Thái Nguyên thuộc Ga Hà Nội.
          Em trai Nguyễn Thi Văn mới tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hương Canh (1982) đang tìm việc làm. Em khai là ra Bắc rau cháo có nhau, cùng phấn đấu xem sao.
         
          Em trai Nguyễn Việt Dũng đang học đại học Bách khoa Hà Nội.
          Căn hộ phòng 41, nhà C2 là chỗ ở duy nhất khá chật, chúng tôi ở chung nhau với bố mẹ.

          Bốn năm sống ở thành phố Hồ Chí Minh trôi qua, nhiều vui, buồn trải qua, đã lâu nên tôi chỉ nhớ qua như vậy. Tôi từ một Cán bộ giảng dạy chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn làm Kỹ sư Phòng Vật tư.
          Tôi đã làm cán bộ giảng dạy của Trường ĐHBK thành phố Hồ Chí Minh qua thời gian tập sự 2 năm và gần 2 năm sau là gần 4 năm. Tôi là một viên chức nhà nước (giáo viên) từ 12/1978 - 3/1983. Lương khởi điểm 64 đồng (tương đương 1/9).
 
          9. Mấy lời kết luận chương 2


           Đã 32 năm trôi qua từ khi tôi ra Bắc, những kỷ niệm với Trường còn được ghi lại như vậy. Những kinh nghiệm và học vấn thu thập được làm nền tảng cho quá trình làm kỹ sư sau này.

          Bốn năm ở Thành phồ Hồ Chí Minh cũng rất cần thiết và nay tôi nhớ mãi những người bạn đã quen nhau thời hàn vi.
 
          Tôi vẫn giữ những quyết định cá nhân đã cũ  làm kỷ niệm mặc dù chúng đã không cần nữa.
            Chương 3: Phòng Vật tư thiết bị Ban
          1. Ban Kiến Thiết 212.
         
Đầu tháng tư năm 1983 tôi đến nhận việc làm ở Ban Kiến Thiết 212 do ông Đỗ Mộng Hùng làm Trưởng Ban. Trụ sở Ban lúc này là dãy nhà 1 tầng trong khuôn viên Khách sạn Ga 109 Trần Hưng Đạo. Đây là nơi gần trụ sở Bộ Giao Thông Vận Tải là số nhà 80 và Cung Hữu Nghị Việt Xô cùng ở cuối phố Trần Hưng Đạo.
          Anh chị em làm cùng cơ quan còn trẻ, không đông và vui vẻ nhận tôi về làm việc. Tiệc nhận người chỉ là mấy cái bánh gai của cô hàng nước. Thế là tôi được là người của Ban Kiến Thiết 212.
          Tôi đưa cho chị Hoàng Tuyết Mai nhân viên phòng Hành chính quyết định số 171...QĐ/TC ngày 21 tháng 02 năm 1983 của Vụ XDCB GT do Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản giao thông Phan Trần ký tiếp nhận và điều động tôi đến Ban 212 công tác. Nhân viên đánh máy sao quyết định này và đưa cho chú Đỗ Mộng Hùng phê là:
          - "Cán bộ tiếp nhận Vật tư tại cảng Hải Phòng thuộc phòng Vật tư Thiết bị."
          Hà Nội ngày 1 tháng 4 năm 1983
          Trưởng Ban Kiến Thiết 212
          Đỗ Mộng Hùng (đã ký và đóng dấu)
          Chú Đỗ Mộng Hùng đề là cán bộ chung chung, sau này mới đề là kỹ sư theo Bằng cấp. Tôi cầm bản sao có bút phê của chú Hùng lưu cá nhân.
          Chú dặn là Ban Kiến Thiết 212 của chúng ta đã có quyết định giải thể, sát nhập vào Ban Quản lý công trình Thăng Long. Chú Đinh Văn Dương được bổ nhiệm làm Trưởng Ban mới. Chú làm việc ở Trụ sở Ban Quản lý công trình Thăng Long.
          Khi làm việc tôi mới biết hai Ban làm việc ở hai nơi theo dõi hai công trình khác nhau. Chúng tôi làm việc ở Khách sạn Ga 109 Trần hưng Đạo theo dõi công trình đường sắt đầu mối Hà Nội.
          Mọi người vừa làm việc chờ gặp mặt chú Đinh Văn Dương, Trưởng Ban mới. Chú Dương làm việc ở trụ sở Chèm của Ban quản lý công trình Thăng Long.
          Chị Nguyễn Thị Bảo nhân viên đánh máy để cái máy chữ ở hành lang và gõ văn bản. Chị ta là nhân viên của anh Trưởng phòng Hành chính Lê Hoàng Long.
          Anh Trần Văn Thành Kiến trúc sư lúc này làm Tổng hợp phòng Vật tư thiết bị. Anh mở sổ theo dõi hàng nhập cảng, nhập kho trong phòng Vật tư Thiết bị mà ông Đạm là Trưởng phòng.
          Chuyên gia Nga Sesukov Volodia đến làm việc. Tôi được làm việc không cần dịch viên. Khi có anh Đạm Trưởng phòng thì tôi dịch cho anh ta.
          Võ Ngọc Phương là dịch viên nữ cho chuyên gia thì ngồi theo dõi các cuộc làm việc của chúng tôi...
          Nguyễn Minh Tuyến người Diễn Châu, Nghệ An là Kiến trúc sư làm việc ở phòng Kỹ thuật. Tuyến đang vẽ "Tiến độ thi công công trình Đầu mối đường sắt Hà Nội." Bản tiến độ này là bản tiến độ thi công được Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên duyệt nên rất nổi tiếng.
          Phòng Vật tư Ban Kiến Thiết 212 là Phòng quan trọng của Ban. Nó bắt đầu nhận hàng viện trợ của Liên Xô cũ giúp ta xây dựng Đầu mối đường sắt Hà Nội từ cuối năm 1982. Đây là đoạn đường sắt đi từ ga Kim Nỗ thuộc huyện Đông Anh bên kia sông Hồng, qua cầu Thăng Long lúc này đang xây dựng đến Ga Việt Hưng huyện Thanh Trì phía Nam Hà Nội khoảng 40 kilômet.
          Vật tư gồm: Ô tô, cần cẩu, máy xây dựng, dầm cầu, ray, ghi, thiết bị xưởng tà vẹ bê tông, xi măng...
          Trên đoạn đường sắt này có 5 cầu nhỏ dài 33 và 66 mét. Bạn có dầm thép cùng khẩu độ cho ta lắp đặt phục vụ chạy tầu hỏa.
          Cảng HẢI PHÒNG là nơi tầu (tầu thủy) Liên Xô chở hàng cập cầu tầu và dỡ hàng lên kho cảng. Tầu thủy xuất phát từ cảng biển Odetxa - Ukraina.
          Chúng tôi thuê 2 phòng ở Khách Sạn Quang Trung làm Trạm Vật tư Thiết bị để làm việc.
          Phòng Vật tư ở Hà Nội có nhiệm vụ làm việc với Ngoại thương Hà Nội (Tổng Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật) về đơn hàng, hàng nhập, hợp đồng kho bãi, theo dõi hàng nhập cảng, nhập kho, xuất hàng cho xây dựng....
          Chúng tôi ở Trạm Vật tư Hải Phòng thì lo tìm hàng và lo thủ tục với Ngoại thương Hải Phòng, Hải quan, kho cảng cho phương tiện giao thông chở hàng về các kho Hà Nội.
          Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông cơ quan chủ quản có phòng "Thiết bị toàn bộ" cùng lo việc này.
          Chú tôi Phan Trầm đang là Vụ trưởng lo phụ trách chung.
          Ông Đỗ Đình Dinh là Vụ phó lo phụ trách công trình Đầu mối đường sắt Hà Nội và cầu Thăng Long.
          Ông Đỗ Mộng Hùng nguyên Phó phòng Thiết bị toàn bộ của Vụ - Trưởng Ban Kiến Thiết 212.
          Ông Nguyễn Đình Đạm là Trưởng phòng Vật tư Ban Kiến Thiết 212.
          Anh Nguyễn Xuân Trọng là Trạm trưởng trạm Vật tư Hải Phòng.
          Tôi được làm nhân viên giao nhận vật tư thiết bị cho Kho Vật tư Đường sắt Đông Anh đặc trách giao nhận vật tư thiết bị Xưởng tà vẹt bê tông khổ 1435mm do bạn giúp ta xây dựng.
          Anh Trọng là Trạm trưởng Trạm Hải Phòng hướng dẫn tôi làm việc.
          Tôi cũng được làm việc với chuyên gia vật tư của Đầu Mối đường sắt Hà Nội là Sesukov Volođia và chuyên gia cảng Phrey Xecgây.
          Tôi làm phiên dịch cho Phrey Xecgây và cùng vào Cảng Hải Phòng làm việc. Chúng tôi tìm hàng của Công trình và báo cho anh em Trạm Vật tư giao về Hà Nội.
          Ngoại thương Hải Phòng, Hải quan, Ty Kho hàng, kho cảng, cầu tầu... là nơi làm việc.
          Tôi quen dần với công việc ở Cảng.
          Làm việc được không lâu, khi ông Trưởng Ban Đinh Văn Dương đến làm việc thì mới biết Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên đã thành lập Ban Quản lý công trình Thăng Long mới trên cơ sở sát nhập Ban Kiến Thiết 212 và Ban Quản lý công trình Thăng Long có trụ sở ở Chèm, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
          Quyết định số 331/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 2 năm 1983 của Bộ GTVT đề:
          Điều 1: Hợp nhất Ban quản lý công trình Thăng Long và Ban quản lý công trình 212 thành "Ban quản lý công trình Thăng Long" trực thuộc Vụ Xây dựng cơ bản giao thông để quản lý xây dựng công trình cầu Thăng Long, công trình đầu mối Hà Nội (kể cả đường sắt và đường bộ) trụ sở đóng tại Hà Nội
..................................
          Bộ trưởng
          Đồng Sỹ Nguyên
          (đã ký và đóng dấu)
          Trong cuộc gặp, ông Đinh Văn Dương hứa cho tôi lên Hà Nội làm việc và là Tổng hợp phòng. Đinh Nguyễn Minh con trai ông cũng tốt nghiệp đại học rồi và sẽ về Ban làm việc. Ông nói chuyện với chuyên gia có dịch viên riêng về việc nhờ chuyên gia giúp đỡ con trai mình.
          Bây giờ tôi mới biết là ông nhờ họ giúp đỡ tôi về chuyên môn. Ông coi tôi như con.
          Thời gian làm việc ở khách sạn ga, hàng ngày tôi đạp xe đạp đi làm. Nếu xuống cảng thì ở trạm Quang Trung đi bộ ra Cảng làm việc. Tìm hàng, làm thủ tục hải quan, thủ tục với ty kho hàng cho các kho chở hàng về Hà Nội.
          Tôi được viết và ký Phiếu Giao nhận A-B giữa Ban và Kho Hà Nội hàng nhập về kho làm cơ sở xuất kho và thanh toán phí vận tải.
          Tháng 6 thì chúng tôi được lên Chèm làm việc để tiết kiệm kinh phí thuê trụ sở.
          2. Ban Quản lý công trình Thăng Long cũ

          Công trình cầu Thăng Long bao gồm cả đường sắt và đường bộ do Trung Quốc giúp ta xây dựng từ năm 1972. Do công nghệ Tàu lạc hậu, tiến độ thi công xây lắp chậm chạp, đến năm 1979 khi 2 nước có chiến tranh thì Trung Quốc bỏ dở không xây nữa. Đoàn chuyên gia của họ rút về nước.

          Nga cử Đoàn chuyên gia do ông Ghê Nhin làm Trưởng Đoàn sang giúp ta xây dựng tiếp và viện trợ cho ta toàn bộ máy móc xây dựng và vật tư kỹ thuật.

          Lúc bấy giờ Ban Kiến Thiết Cầu Chèm là tên gọi của Ban Quản lý công trình Thăng Long cũ. Trưởng Ban là ông Nguyễn Phan Khuê.
          Ông Trịnh Gia Khánh được làm Trưởng Ban khi ông Khuê nghỉ hưu.
          Ông Dương Ngô Tỳ được làm Trưởng Ban khi ông Trịnh Gia Khánh nghỉ hưu.
          Xý Nghiệp Liên Hợp Cầu Thăng Long ra đời chuyên trách việc xây dựng cầu. Ông Lê Thanh Giảng là Tổng Giám đốc, sau khi nghỉ hưu là ông Hoàng Minh Chúc lên thay. Ông Hoàng Minh Chúc học ở Nga về, xuất thân công nhân. Ông học tại chức đỗ đại học cầu đường.
          Ông Hoàng Minh Chúc Tổng Giám đốc người huyện Yên Thành cũng quê với Vụ trưởng Vụ Xây dựng cơ bản giao thông Phan Trầm. Ông Phan Trầm học đại học cầu đường ở Trung Quốc tốt nghiệp về nước.
          Viện Thiết Kế Giao Thông Vận Tải cùng tham gia với Bạn (Liên Xô cũ) Thiết Kế Xây dựng.
          Xý nghiệp liên hợp cầu Thăng Long được nâng cấp thành Liên hiệp các xý nghiệp xây dựng cầu Thăng Long, trụ sở ở Chèm, chân cầu Thăng Long.
          Vật tư Thiết bị nhập khẩu qua đường biển cập cảng Hải Phòng.
          Hàng Vận Cảng được úy quyền làm thủ tục nhận hàng từ cảng Hải Phòng về kho Hà Nội.
          Công Ty Vật Tư Thiết Bị Thăng Long thuộc Xý Nghiệp Liên Hợp là đơn vị vận tải hàng về kho và cấp phát cho nhà thầu (các công ty của Liên hiệp) theo tiến độ thi công.
          Phòng Vật tư theo dõi đơn hàng, nghiệm thu hàng nhập kho...
          Ông Lê Bá Tước trung cấp ngoài đảng là Kế Toán Trưởng Ban quản lý công trình Thăng Long sau chỉ là Trưởng phòng Tài chính kế toán nhường cho Nguyễn Thị Bích Hà tốt nghiệp Đại học Kinh tế tài chính làm Kế Toán trưởng.
          Bích Hà là ủy viên Ban chấp hành chi Đoàn thanh niên Ban, được phát triển Đảng.
          Ông Nguyễn Văn Bảy là Trưởng phòng Hành chính kiêm phụ trách công tác chuyên gia.
          Trần Quế Trân trung cấp Kế toán con gái ông Trịnh Gia Khánh cũng được nhận về làm việc ở phòng Kế toán tài chính. Cô làm kế toán tiền lương.
          Anh Nguyễn Văn Minh kỹ sư Ô tô - Máy kéo tốt nghiệp đại học Giao thông vận tải làm Trưởng phòng Vật tư Ban Quản lý công trình Thăng Long cũ (chuyển từ Liên Hiệp 5 về Ban Quản lý công trình Thăng Long cũ từ năm 1981) làm việc từ năm 1981. Anh là cán bộ nguồn, đối tượng đảng.
          Ông Nguyễn Khắc Ngũ là người Yên Thành cũng là bà con ông Phan Trầm. Ông làm chuyên viên tham gia công tác theo dõi thiết kế Vật tư thiết bị, đơn hàng, giao tiếp với Vụ XDCB GT.
          Phòng Vật tư cũ có 4 người:
          1. Nguyễn Văn Minh Trưởng phòng
          2. Nguyễn Khắc Ngũ Chuyên viên
          3. Đỗ Độc Lập kỹ sư đường sắt (từ Công ty mới về)
          4. Nguyễn Văn Vinh cán sự (trung cấp chưa vợ)
          Công trình cầu Thăng Long tiếp tục được xây dựng
 
          3. Sát nhập 2 Ban .
          Chèm nay thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội là xã ở chân cầu Thăng Long mà Ban Quản lý công trình Thăng Long đang là Đại diện Chủ Đầu tư cho Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông - Bộ Giao Thông Vân Tải có trụ sở.
          Lúc này cầu Thăng Long đang xây dở dang, chúng tôi đi xe ca đi làm.
          Từ tháng 6 năm 1983 Ban quản lý công trình Thăng Long mới thành lập làm việc tập trung ở Chèm.
          Không thuê Khách sạn Ga nữa.
          Ông Đinh Văn Dương Trưởng phòng Kỹ thuật của Vụ XDCB được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Quản lý công trình Thăng Long mới.
          Hai ông Đỗ Mộng Hùng và Dương Ngô Tỳ là hai Phó Ban mới.
          Ông Dương Ngô Tỳ là Trưởng Ban quản lý công trình Thăng Long cũ (trước khi sát nhập).
          Thế là hết. Ban Kiến Thiết 212 bị giải thể.
          Hình như nó tồn tại chỉ được chưa đầy 1 năm.
          Nó thành lập năm 1982 khi tôi còn làm việc ở trong Nam và giải thể tháng 2/1983.
          Xong việc thi công xây dựng đoạn đường sắt 40 Km qua sông Hồng có 5 cầu dầm thép nhỏ vẫn đang thi công tiếp.
          Ông Trưởng Ban Kiến Thiết 212 Đỗ Mộng Hùng xuống 1 hàm là Phó Ban mới như ông Dương Ngô Tỳ.
          Ông Nguyễn Văn Bảy người Thái Bình là Trưởng phòng Hành chính của Ban mới. Ông nguyên là Thiếu úy quân đội chuyển ngành.
          Anh Lê Hoàng Long Trưởng phòng Hành chính Ban Kiến Thiết 212 xuống Phó phòng cho ông Bảy.
          Đoàn chuyên gia Nga của cầu Thăng Long do ông Giê Nhin làm Trưởng Đoàn ở Khách sạn La Thành.
          Đoàn chuyên gia Nga Đầu mối đường sắt Hà Nội do ông Krukov làm Trưởng Đoàn ở Khách sạn Kim Liên.
          Hai Đoàn chuyên gia sinh hoạt riêng.
          Tuy về hơi muộn nhưng tôi đã kịp thời về được Hà Nội và là quân số của Ban Quản lý công trình Thăng Long mới do ông Đinh Văn Dương làm Trưởng Ban.
          Ông Dương người huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
          Tôi nhận Bằng khen 2/3/1983 của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh nên có lí do về nhận công tác hơi muộn.
          Lúc đầu tôi cứ tưởng ông Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên người Nghệ An, sau mới biết là người Quảng Bình.
          Em rể tôi tên là Phạm Tư Oanh là người Quảng Bình.
          Quá trình công tác trong tài liệu mà BHXH thành phố khai thì:
          1. Từ 2/1983-5/1984 Chuyển Ban Kiến Thiết 212.
          2. Từ 6/1984-7/1989 Kỹ sư - Ban Quản lý công trình Thăng Long
          Là do tôi là người của Ban Kiến Thiết 212 theo quyết định của Vụ XDCB Giao Thông từ 2/1983 được cử đi phiên dịch thực tập sinh ở CHLB Nga từ 12/1983 đến 6/1984 mới về nên là quân số Ban Kiến Thiết 212 đến 5/1984 mặc dù Ban Kiến Thiết 212 bị sát nhập vào Ban QLCT Thăng Long trước đó.
          4. Sát nhập 2 Phòng Vật tư Thiết bị
          Tôi được hưởng nguyên lương theo giấy thôi trả lương là 64 đồng một tháng. Thời gian này còn bao cấp.
          Phòng Vật Tư mới chia làm 2 bộ phận. Ở Hà Nội có:
          1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng
          2. Nguyễn Văn Minh Phó phòng
          3. Nguyễn Khắc Ngũ Chuyên viên
          4. Đỗ Độc Lập Kỹ sư
          5. Nguyễn Đông Sơn Kỹ sư (chưa vợ)
          6. Nguyễn Văn Vinh Cán sự (TRUNG CẤP chưa vợ)
          7. Trần Văn Thành Kiến trúc sư chưa vợ
          Công tác Vật tư Thiết bị của Công trình Cầu Thăng Long ủy nhiệm cho Hàng Vận Cảng thực hiện. Công ty Vật tư Thăng Long của Liên hiệp các xý nghiệp cầu Thăng Long nhận toàn bộ Vật tư Thiết bị xây cầu. Kho bãi Công ty là nơi giữ hàng nhập khẩu. Do đó các anh Minh, Ngũ, Lập, Vinh hay sang Công ty Vật tư Thăng Long làm việc, ít về Phòng Vật tư mà nhường nhịn để tôi và anh Đạm Trưởng phòng làm việc là chính
Phòng Vật tư mới
 
          Trạm Vật tư Thiết bị toàn bộ ở Hải Phòng có:
         
          1. Nguyễn Xuân Trọng Trạm trưởng
          2. Vũ Toàn Thắng kỹ sư chưa vợ
          3. Lê Tử Hà Nhân viên giao nhận (sau đỗ ĐH tại chức)
          4. Phan Anh Tú Nhân viên giao nhận chưa vợ (sau đỗ ĐH tại chức)
          5. Nguyễn Mỹ Thành Nhân viên giao nhận (sau làm lái xe tải)
          6. Đỗ Anh Tuấn Nhân viên giao nhận (sau làm lái xe)
          7. Vũ Đức Toàn Nhân viên giao nhận (sau đỗ ĐH tại chức)
          ...và một số nhân viên làm hợp đồng ngắn hạn.
          Từ tháng 6 tôi cùng chuyên gia Nga (CCCP) Prey Xecgay chạy lên chạy xuống Trạm Vật tư Cảng Hải Phòng và Phòng Vật tư Hà Nội làm việc đến tháng 9 năm 1983 thì tôi được làm thủ tục đi Phiên dịch Thực tập sinh 6 tháng ở CHLB Nga thuộc CCCP. Anh Nguyễn Văn Bảy Trưởng phòng Hành chính cho khai sơ yếu lí lịch và ông Hoàng Văn Thại Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Vụ cho Kiểm tra sức khỏe. Tôi lọt đi Nga 6 tháng . Khi về thì tôi chuyển lên Hà Nội làm việc thật và anh Kiến trúc sư Trần Văn Thành thì chuyển sang phòng Kế hoạch làm việc.Tôi từ cán bộ giao nhận vật tư của Trạm Vật tư Thiết bị Hải Phòng lên làm Kỹ sư Tổng hợp Vật tư Thiết bị công trình Đầu mối đường sắt Hà Nội thuộc phòng Vật tư ở Hà Nội từ tháng 6 năm 1984.Từ khi về nước tôi thỉnh thoảng mới xuống Trạm Hải Phòng làm việc.
          Làm việc ở Trạm có công tác phí cũng đỡ tốn kém.
          Phòng chúng tôi giữ được anh Nguyễn Đình Đạm làm Trưởng phòng Vật tư Thiết bị mới còn anh Nguyễn Văn Minh Trưởng phòng Vật tư Thiết bị của chú Dương Ngô Tỳ thì xuống Phó phòng mới. Hai người chừng hơn 40 tuổi. Anh Đạm sinh năm 1942, anh Minh trẻ hơn sinh năm 1947.
          Tháng 8 năm 1984 thì có quyết định số 684TL/XDCB ngày 21 tháng 8 năm 1984 của Vụ XDCB GT nâng lương cấp bậc cho tôi lên kỹ sư 73 đồng.
          Quyết định ghi là:
          Điều 1: Nâng bậc lương cho các ông, bà có tên sau:
          1. Nguyễn Xuân Trọng Kỹ sư Vật tư 63.... đ 73 đ
          2. Trần Quang Vinh ----- Dự toán 73 ....đ 88 đ
          3. Phạm Như Dũng ------ 63 đ ....73 đ
          4. Nguyễn Đông Sơn -----Vật tư 64 đ ....73 đ
          5. Cao Văn Hùng --------- 63 đ ....73 đ
          6. Đỗ Độc Lập -----Vật tư 73.... đ 88 đ
          Điều 2: Lương mới được hưởng kể từ ngày 01/8/1984.
          ...................
          Vụ trưởng Vụ Xây Dựng Cơ Bản GT
          Đã ký: Phan Trầm.
          Tôi là người thứ 4/6 trong danh sách.
          Bản quyết định này được sao và ông Đinh Văn Dương - Trưởng Ban ký và đóng dấu Ban sao. Tôi có 1 bản sao.
            Đây là một vinh dự là do được Vụ trưởng ký lương. Vụ trưởng là có quyền ký thừa lệnh bộ trưởng để đóng dấu quốc huy rồi.
          Tháng 10/1985 thì tôi được xếp lương 310 đồng (tương đương thiếu úy).
          Tôi (sinh năm 1955) tiếp tục sinh hoạt Đoàn và là phân đoàn trưởng phân đoàn Phòng Vật tư.
          Cầu Thăng Long mãi tháng 5 năm 1985 mới khánh thành. Đầu mối đường sắt Hà Nội thì khánh thành năm 1987.
          Ban Kiến Thiết 212 dù sao cũng giúp tôi có việc làm và là nơi giúp tôi chuyển công tác ra Bắc.
          Tôi được BHXH khai là quân số Ban Kiến Thiết 212 từ 2/1983-5/1984.
            Lúc này tôi tạm trú tại trụ sở Vụ XDCB Giao thông số 168 phố Trần Quang Khải, Hà Nội. Cơ quan Ban chi trả gạo và chế độ tem phiếu bao cấp cho tôi. Sau này tôi mới chuyển lương thực về mua tại cửa hàng gần nhà C2 Kim Liên.
          5. Mấy gia đình mới
          Anh Trần Văn Thành sinh năm 1953 lập gia đình đầu tiên. Anh lấy vợ ở quê, người Hà Tây cũ. Xe ca đi ăn cưới có quan chức Vụ Xây Dựng Cơ Bản GT và Ban đi chung 1 xe ca.
          Vợ anh Thành là giáo viên THCS. Tôi đi dự.
          Anh Nguyễn Văn Vinh sinh năm 1955 Xây dựng gia đình năm 1985. Vợ anh Vinh là chị Trần Quế Trân làm Kế toán tiền lương trung cấp ở Ban. Trân ở khu B tập thể Kim Liên với bố mẹ cùng phường với tôi.
          Hai vợ chồng được phân nhà ở tập thể cơ quan và sinh con gái. Tôi đi dự
          Tôi vẫn chưa có gia đình.
          Phan Anh Tú, anh họ tôi xây dựng gia đình trước. Anh làm nhân viên giao nhận thuộc Trạm Vật tư thiết bị. Đám cưới bà con nên ông Phan Trần Vụ Trưởng có tới dự.
Tôi được đi đón dâu.
          Anh Vũ Toàn Thắng lấy vợ dưới cảng Hải Phòng. Vợ anh Thắng tên là Nga. Họ có 1 con trai. Tuy không cưới chính thức nhưng họ cũng làm 1 bữa tiệc rượu ngon ăn mừng.
          Nguyễn Minh Tuyến kiến trúc sư lấy chồng người Hải Phòng, tôi có đi dự cưới.
          Mai Chí Dũng Bí thư thanh niên Ban lấy vợ tên là Oanh người Thái Nguyên. Họ được phân ở tập thể Ban. Dũng Bí thư được kết nạp đảng và được Bằng Khen của Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên
          Đinh Nguyễn Minh con trai Thủ trưởng Dương cũng lấy vợ, sinh con gái, được kết nạp đảng, là Bí thư thanh niên Ban sau anh Mai Chí Dũng.
          Nguyễn Đức Kiên cũng lên Bí thư thanh niên Ban sau Đinh Nguyễn Minh và  được kết nạp đảng, lấy chị Đỗ Thị Nga cùng cơ quan và là người xác nhận cho tôi lên Đội phó xuất khẩu lao động sau này (1989).
          Tôi thời gian ở cảng Hải Phòng có được Mai Chí Dũng dịch viên, Bí thư thanh niên đưa xe con phòng chuyên gia đi tắm biển Đồ Sơn buổi chiều.
          Chi đoàn thanh niên đi nghỉ mát Đồ Sơn có ngủ lại Hải Phòng 1 đêm rất vui. Uống rượu say khướt. Dũng học Kinh Tế Quốc Dân ở Minsk CH Belarus thuộc CCCP về nước năm 1983,
          Nhà cửa chật chội nên nhiều bạn đến chơi muốn tìm hiểu mà không có chỗ ở riêng thành ra không lập gia đình được, tôi sống cùng bố mẹ và hai em trai.
          Mãi đầu năm 1987 em trai Nguyễn Thi Văn lấy Ngô Hồng Hà nữ bác sỹ khoa Thận bệnh viện Thanh Nhàn. Lúc này khánh thành nhà mới ở phố Kim Ngưu. Chúng tôi có thêm diện tích ở.
          Tháng 4 năm 1988 thì Văn - Hà sinh Nguyễn Vân Anh con gái đầu lòng. Họ ở cùng bố mẹ tôi ở phố Kim Ngưu trong ngôi nhà mặt phố nhà nước và nhân dân cùng làm.
          Tôi yêu Bùi Thị Tuyết Bác sỹ Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội 1986 rồi Nguyễn Ngọc Thư trung úy sỹ quan ở Bộ Tư Lệnh Thông Tin đầu năm 1987 song 2 bạn đều lấy người khác do tôi vẫn chưa chín muồi. Mọi người đều sợ bệnh cũ của tôi tái phát.
          Tôi nhường em trai Nguyễn Thi Văn xây dựng gia đình trước năm 1987 sau khi khánh thành nhà mới ở phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
          Tôi chưa lập gia đình mà phấn đấu thêm một thời gian nữa.
 
          6. Khánh Thành Cầu Thăng Long
          Ngày mồng 9 tháng 5 năm 1985 Chính phủ và Bộ GTVT tổ chức Lễ Thông Xe Cầu Thăng Long. Lúc này tôi là Kỹ sư Phòng Vật Tư Ban QLCT Thăng Long, cơ quan Quản lý Dự án.
          Chúng tôi là cán bộ công nhân viên Ban được đi 1 xe tải Gat 66 đến khu vực Lễ Hội.
          Đoàn xe con quan khách đến dự nối đuôi nhau đậu ở cầu dẫn. Vụ trưởng Vụ XDCB Giao Thông Phan Trần là chú tôi đang ngồi trong Toyota dọc cầu dẫn. Ông đi bộ vào khu vực Lễ Đài.
          Quang cảnh rất hoành tráng, người dự rất động. Tôi được đặc cách đến khu Lễ đài đứng cùng Đoàn chuyên Gia Liên Xô.
          Ông Ghê Nhin là Trưởng đoàn.
          Thấy Bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên đến tôi tuy chưa gặp lần nào, đoán ra ngay và hô lớn:
          -Bộ trưởng
          Mọi người vui vẻ cùng nhìn thấy ông. Ông ăn mặc dản dị bộ quần áo quân đội đi duyệt các Vụ trưởng. Chú tôi cũng đứng thành hàng cho ông duyệt.
          Cầu Chương Dương được Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến cắt băng khánh thành. Cầu Thăng Long thì Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Đỗ Mười.
          Thế là Bác Đỗ Mười đi cắt băng khánh thành. Mọi người reo hò hoan hô. Quân nhạc cử nhạc vui.
          Thứ trưởng Bùi Danh Lưu lên đọc diễn văn (Lúc này ông Bùi Danh Lưu mới lên thứ trưởng). Mọi người vỗ tay hoan hô. Tất nhiên ồn quá nghe không rõ gì cả.
          Quan chức lên ô tô con đi qua cầu. Chúng tôi thì đi ô tô Gat 66 tập thể qua cầu.
          Tôi nhìn thấy cô Kỹ sư cầu đường Đặng Thị Thìn quen nhau trong chuyến đi thực tập ở Liên Xỗ cũ đem cả 3 con đi khánh thành cầu..
          Tôi thì chỉ là 1 viên chức nhỏ đi theo xe tải thùng Gat 66 về cơ quan.
          Liên hiệp cầu Thăng Long tổ chức liên hoan nhiều lần. Cô kỹ sư quen tôi được dự cơm. Tôi vui vui. Đỡ nghèo.
          Tôi làm bài thơ " Thông cầu Thăng Long" góp vui. Mời đọc ở trang thơ:
         
http://tho.com.vn/thi-pham/thong-cau-thang-long/55140
          30 năm đã trôi qua, tôi nay là chuyên viên Văn phòng Ban QLDA Thăng Long - Bộ GTVT.
          Bộ trưởng Bùi Danh Lưu mất rồi.
          Chú Phan Trầm Vụ trưởng cũng đã mất.
          Ông Đỗ Mười lên đến Tổng Bí thư thì đi hưu.
          Ông Đồng Sỹ Nguyên thì lên đến Phó Thủ tướng Chính phủ rồi đi hưu.
          Họ (ông Mười và ông Nguyên) còn sống.
          Đã 30 năm trôi qua kể từ ngày Thông Xe Cầu Thăng Long, biết bao nhiêu người, xe cộ, tầu hỏa đã qua lại cây cầu Hữu Nghị Việt Xô này.
          Sự kiện lịch sử này mang lại cho Ban 1 Huân Chương Lao Động Hạng Ba và nhiều Bằng khen.
          Tôi nhớ đây là sự kiện đầu tiên mà tôi được Ban cho đi dự. Đường Sắt Đầu Mối Hà Nội đi qua cầu Thăng Long khánh thành năm 1987 và tôi tiếp tục tham gia các dự án đến dự án cầu Việt Trì Sắt - Bộ là dự án Liên Xô cũ giúp ta xây dựng cuối cùng khánh thành năm 1995.
 Cầu dẫn cầu Thăng Long
        
  7. Mấy lời cuối chương 3
          Lúc này (1983-1987) tôi chưa lập gia đình.
          Bao năm trôi qua, những ngày cuối cùng của Ban Kiến Thiết 212 năm 1983 vẫn là những kỷ niệm đẹp đối với tôi.
          Sát nhập hai cơ quan nhỏ với nhau, dôi dư cán bộ đảng viên Trưởng phó phòng nên tôi làm kỹ sư không được đề bạt gì ngoài được lên Đội phó hơn 1 năm ở Liên Xô cũ (8/1989-10/1990).
          Nhiều chuyện xảy ra cũng không vui nhưng mọi người bỏ qua và lũ con ông cháu cha chúng tôi tiếp tục được làm viên chức nhà nước. Nhiều người đã nghỉ hưu.
          Riêng Kiến trúc sư Nguyễn Minh Tuyến người Ban Kiến Thiết 212 trước khi nghỉ hưu là Cục phó Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình Giao thông (Xưa là Vụ Xây dựng cơ bản Giao thông).
          Chị Nguyễn Thị Bích Hà vẫn đang làm Kế Toán trưởng 1 cơ quan thuộc Bộ GTVT rồi nghỉ hưu năm 2016.
          Tháng 3 năm 1988 thì Ban quản lý công trình Thăng Long được nâng cấp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
          Chương 3 Viết về việc tôi chuyển công tác từ trong TP HCM ra Bắc làm kỹ sư ở Ban Kiến Thiết 212 năm 1983 và sát nhập với Ban Quản lý công trình Thăng Long, khánh thành cầu Thăng Long năm 1985 và Đầu mối đường sắt Hà Nội năm 1987 về cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. Ban bước sang giai đoạn trực thuộc Bộ GTVT năm 1988.
          Chúng tôi chuyển về làm việc ở trụ sở phố Nguyễn Chí Thanh quận Đống Đa từ 1987.


          Chế độ tem phiếu bao cấp là đặc điểm thời gian này (1983 - 1989).
          Tôi được cơ quan đăng ký tạm trú ở số 168 phố Trần Quang Khải (1983 1987). Hàng tháng tiêu chuẩn tem phiếu đi nhận ở phố Cát Linh.
          Cơ quan mua hộ  lương thực. Hàng tháng đem từ Chèm về 15 kg.
          Năm 1986 nhập gạo về nhà C2 Kim Liên, mua gần hơn.
          Nhà tôi sổ gạo như sau:
1.     Phan Thị Thiềng          Hiệu phó              Trường cấp II       13 kg
2.     Nguyễn Việt Dũng      Sinh viên                                            13
3.     Nguyễn Văn Sang       Bác sỹ                   Bộ Y tế                 13
4.     Nguyễn Thi Văn         CB khai thác cát                                 13
5.     Nguyễn Đông Sơn     Tiếp liệu                                              15
          Tổng số lương thực tháng   52kg.
          Thế mới biết bút phê của chú Hùng có giá trị được thêm 2kg gạo một tháng.
          Năm 1987 Ban khánh thành tập thể Ban phố Nguyễn Chí Thanh (lúc này là phố Láng Trung). Tôi lên thường trú tập thể Láng Trung phường Láng Thượng, Đống Đa.
          Anh Nguyễn Xuân Thắng nhân viên hộ tịch Văn phòng thấy nhà tôi ở phường Kim Liên có căn hộ 32 mét vuông cho phép tôi chuyển hộ khẩu về giữ.
          Tôi là người thứ 5 thường trú ở phòng 304, Nhà C2 phường Kim Liên.
          Số nhà 168 phố Kim Ngưu của nhà tôi còn 68 mét đất và nhà mới xây xong đầu năm 1987.
          Em trai ở phố Kim Ngưu lấy vợ 3/1987 và sinh con gái 4/1988.
          Bố và Văn chuyển hộ khẩu về số 168 phố Kim Ngưu.
          Ba anh em trai thì Văn lập gia đình trước năm 1987, Sơn và Dũng tiếp tục sống độc thân.
          Mẹ, Dũng, Sơn ở lại thường trú ở phòng 304, tầng ba, nhà C2, Kim Liên tiếp.
          Hương và con trai Hữu An có đất xóm liều sau tách ra ở riêng.
          Tôi làm Chứng minh nhân dân năm 1987.
          Tôi quay lại là công dân thủ đô về nhà cũ thường trú từ năm 1987.
          Cho đến nay tôi đã có sổ đỏ căn hộ này (32m2). Song tôi ở bên vợ.
          Chương 4: Ban thuộc Bộ GTVT
          1. Nâng cấp Ban QLCT Thăng Long
          Năm 1987 ông Nguyễn Văn Hồi lên Vụ trưởng Vụ XDCB GT. Ông Phan Trầm chú tôi nguyên Vụ trưởng về hưu. Ban Quản lý công trình Thăng Long chuyển trụ sở về phố Nguyễn Chí Thanh quận Đống Đa làm việc. Lúc này phòng Vật tư nhận anh Bùi Kiều kỹ sư cầu phó phòng Kỹ thuật về làm phó phòng Vật tư.
          Anh Nguyễn Đình Đạm lên Đội trưởng Đội Vật tư thiết bị toàn bộ có trụ sở dọc đường Phạm Văn Đồng.
          Ông Nguyễn Khắc Ngũ lên làm Đội phó Đội Vật tư thiết bi toàn bộ.
          Đội phát triển thành Công ty xây dựng công trình 136, nhiều nhân viên Trạm Vật tư thiết bị về Đội làm việc như
          1. Lê Tử Hà (sau học tại chức lên Kỹ sư - Trưởng phòng Công ty)
          2. Phan Anh Tú (sau học tại chức lên Kỹ sư - phó phòng Công ty)
          3. Vũ Toàn Thắng kỹ sư Công ty 136 -Cienco1
          ...
          Phòng Vật tư có Trạm Vật tư  còn Vũ Đức Toàn, Nguyễn Văn Chiến (mới tuyển) là hai nhân viên, sau nhận anh Trần Trọng Vệ đảng viên từ Ban 213 (Phà Rừng) về làm Trạm trưởng.
          Làm được 1 năm thì anh Bùi Kiều đi đội trưởng ở Liên Xô cũ.
          Phòng Vật tư nhận anh Hoàng Vũ Liệt về làm chuyên viên chính phụ trách vật tư thiết bị cầu Sắt - Bộ Việt Trì.
          Chị Phạm Thị Sen đảng viên kỹ sư cầu được nhận về làm kỹ sư Dự toán kho bãi phục vụ xây thêm kho bãi chứa vật tư thiết bị.
          Bộ cho kinh phí xây dựng kho bãi.
          Trên phòng có:
          1. Nguyễn Văn Minh Phó phòng phụ trách
          2. Hoàng Vũ Liệt chuyên viên chính
          3. Phạm Thị Sen kỹ sư kinh tế kho bãi
          4. Đỗ Độc Lập kỹ sư đường sắt
          5. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư vật tư
          6. Nguyễn Văn Vinh cán sự chuyển Đội vật tư thiết bị rồi đi Đức năm 1988.
          Ban được nâng cấp thuộc Bộ GTVT tháng 3/1988.
          Lãnh đạo Ban mới là:
          1. Lê Tử Quang Trưởng Ban (Nguyên là Vụ phó Vụ XDCB GT chuyển Trưởng Ban 85 (TP Vinh) xây cầu bến Thủy 1 năm được bổ lên năm 1987)
          2. Trần Văn Minh Phó Ban, Bí thư Đảng ủy (nguyên Phó phòng Vật tư thiết bị của Vụ XDCB GT).
          3. Phạm Văn Khánh Phó Ban nguyên là Phó Tổng Giám đốc Cienco1
          -Ông Nguyễn Cao Điềm lên Trưởng phòng Hành chính
          -Trần Ngọc Hiện lên Trưởng phòng Tài chính kế toán
          -Lý Văn Tường lên Trưởng phòng Kế Hoạch
          -Nguyễn Doãn Đỗng lên Trưởng phòng Dự toán
          -Nguyễn Lưu (sau là Vũ Học Lễ) lên Trưởng phòng Kỹ thuật
          -Nguyễn Thị Bích Hà lên Kế Toán trưởng
          -Nguyễn Văn Minh lên Phó phòng Vật tư phụ trách Phòng
          ...
          Năm 1988 tôi lên lương 333 đồng vào tháng 12 cuối năm 1988.
          Trong quyết định số 826/NC ngày 19 tháng 12 năm 1988 ghi:
          Điều 1: -Nâng bậc lương năm 1988 cho các ông (bà) có tên sau đây:
          ....
          Nguyễn Đông Sơn KS cơ khí 310 - 333 đ
          ...................
          Nguyễn Thị Oanh - Đại học Sư phạm 290 - 310 đ
          Nguyễn Thanh An - nhân viên 256 - 272 đ
          Điều 2: -mức lương mới của các ông (bà) có tên trên được hưởng kể từ ngày 1/12/1988.
          .......
          Trưởng Ban QLCT Thăng Long
          Lê Tử Quang (đã ký và đóng dấu).
          Tôi theo dõi hàng nhập công trình đầu mối đường sắt Hà Nội, đường sắt Hà Nội Hải Phòng, cấp phát thiết bị, nghiệm thu hàng nhập kho, kiểm kê kho bãi....
          Ban xây xong cầu Lai Vu đường sắt trên trục đường Hà Nội - Hải Phòng, triển khai xây dựng cầu Việt Trì Sắt-Bộ.
          2. Đội phó xuất khẩu lao động
          Đầu năm 1987,tôi được chuyển từ tạm trú dài hạn sang thường trú ở Tập thể phố Nguyễn Chí Thanh. Ban có nhiều hộ tập thể trong ba dãy nhà hai tầng.
          Ban cho tôi chuyển hộ khẩu từ phường Láng Thượng về Nhà C2 phường Kim Liên cùng quận Đống Đa. Tôi làm chứng minh nhân dân. Tôi có chỗ ở kế thừa của bố mẹ mà không nhận Tập thể cơ quan. Ban cho đi Hợp tác lao động. Nếu đi Liên Xô thì là Đội phó.
         
Đầu năm 8/1989 tôi khám sức khỏe đi Đội phó Xuất khẩu lao động. Anh Nguyễn Thanh Thoại chuyên viên phụ trách cán bộ đưa tôi lên Vụ Tổ chức cán bộ làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Lúc này có 4 người đi như sau:
          1. Nguyễn Văn Trác người TEDI - Đội trưởng
          2. Nguyễn Thế Du người Công ty Đường sông - Đội trưởng
          3. Nguyễn Đông Sơn (tôi) người Ban Thăng Long - Đội phó
          4. Nguyễn Ngọc Hà người Ban Thăng Long - Đội phó
          Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Đình Doãn ký quyết định cho đi.
          Sang Cục Hợp Tác Quốc tế - Bộ Lao động làm thủ tục nhận quyết định. Anh Tính phụ trách Đoàn "Đi" trao quyết định do Cục phó Cục HTQT-Bộ LĐ Lê Văn Danh ký chỉ định tôi làm phiên dịch, đội phó.
          Quyết định số 526/LĐ-QĐ ngày 5/8/1989 ghi:
          Điều 1: Nay chỉ định đồng chí Nguyễn Đông Sơn là làm Phiên dịch - đội phó ở Liên Xô tại ... một nhiệm kỳ 6 năm.
          ...
          Cục HTQT về Lao Động
          KT Cục trưởng
          Phó Cục trưởng
          Lê Văn Danh (đã ký và đóng dấu)
          Lên đường ngày 8 tháng 8 năm 1989.
          Tôi đưa anh em đến vùng Gorlopca - Ukraina - CCCP, đào tạo ngoại ngữ (phiên dịch cho giáo viên người Nga), học nghề (phiên dịch cho giáo viên dạy nghề thuộc Trường CNKT Nhà máy) làm thư ký công đoàn Đội.
          Triển khai khám sức khỏe lại, học bảo hộ, an toàn lao động, ổn định ăn ở trong ký túc xá...
          Nhà máy cơ khí mỏ Gorlopca thuộc Bộ Liên Bang, trụ sở ở thành phố Gorlopca, tỉnh Donhexco, Ukraina, Liên Xô (CCCP) là cơ quan mới của tôi. Tôi làm Đội phó phiên dịch đội 15.
          Tôi có đem chứng minh nhân dân sang Liên Xô. Do mình có quyền công dân, bạn quý và đãi ngộ tốt. Tôi được ở tiêu chuẩn Đội phó 1 phòng 16 mét vuông. Có lò sưởi nước nóng, tắm nước nóng và bếp gar.
          Thực phẩm mua trong nhà máy, buphe trong ký túc xá, mua của cửa hàng thực phẩm trong thành phố để làm việc cho Nhà máy tốt.
          Tháng 5 năm 1990 tôi về nước trước hạn do bạn giảm biên chế (lấy lý do sức khỏe và hoàn cảnh gia đình).


          Có dư luận cho tôi đi xuất khẩu lao động là để hợp pháp hóa việc chuyển từ Bộ Đại học và THCN sang Bộ GTVT năm 1983.
          Tháng 10 năm 1990 tôi có quyết định của Vụ TCCB - Bộ GTVT chuyển trả Ban QLCT Thăng Long.
          Ông Lê Tử Quang ký quyết định trả tôi về phòng Vật tư.
          Trong quyết định số 690/QĐNC ngày 15/10/1990 có ghi:
          Điều 1: Tiếp nhận và bố trí công tác cho ông:...Nguyễn Đông Sơn Kỹ sư cơ khí trở lại công tác tại Phòng Vật tư Thiết bị kể từ ngày ký quyết định.
          Điều 2: Các ông Trưởng phòng Nhân chính, Tài vụ, Vật tư và ông Sơn
chiếu quyết định thi hành.

          Trưởng Ban QLCT Thăng Long
          Lê Tử Quang (đã ký và đóng dấu).
          Đây là quyết định ngang quyết định tuyển dụng của bà Võ Thị Ngọc Tươi năm 1978. Tôi được tuyển làm viên chức (ngạch Kỹ sư) thuộc phòng Vật Tư Thiết bị.
          Lúc này phòng Vật tư có những viên chức sau:
          1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng
          2. Nguyễn Văn Minh Phó phòng
          3. Hoàng Vũ Liệt chuyên viên chính
          4. Phạm Thị Sen kỹ sư cầu đường
          5. Đỗ Độc Lập kỹ sư đường sắt
          6. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư vật tư
          Lúc này là tháng 10/1990. Chúng tôi làm việc ở trụ sở phố Nguyễn Chí Thanh do Tổng Công ty Thăng Long cho mượn trụ sở. Trụ sở cũ chia cho cán bộ ở tập thể, sau bán hóa giá cho họ theo Nghị định 61/NĐ-CP.
          Đầu năm 1991 thì chuyển về số 33 phố Dịch Vọng quận Cầu Giấy, Hà Nội làm việc tiếp. Tôi là kỹ sư - viên chức thuộc Bộ GTVT.


          3. Trụ sở Dịch Vọng
Cầu thang lên tầng 2 trụ sở Dịch Vọng
         
Làm việc ở Phố Nguyễn Chí Thanh đến đầu năm 1991 thì chuyển trụ sở đến số nhà 33 phố Dich Vọng quận Cầu Giấy làm việc.
          Năm 1992 thì anh Hoàng Vũ Liệt ốm ung thư mất. Chị Phạm Thị Sen rút về Phòng Kế hoạch.
          Phòng Vật tư lúc này giảm biên chế (1992-) còn:
          1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng
          2. Nguyễn Văn Minh Phó phòng
          3. Đỗ Độc Lập kỹ sư
          4. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư
          Trạm Vật tư thuộc phòng còn:
          1. Trần Trọng Vệ Trạm trưởng
          2. Vũ Đức Toàn nhân viên
          Tôi xuống cảng Hải Phòng quyết toán hàng nhập cảng, nhập kho. Theo dõi soát lại toàn bộ vật tư thiết bi nhập cảng, nhập kho (Tôi là kỹ sư tổng hợp dữ liệu) .
          Công việc chính của Trạm Vật tư Hải phòng là theo dõi hàng của CCCP (Liên Xô cũ) nhập kho cảng Hải Phòng và làm thủ tục (Ngoại thương, Hải quan, kho cảng) cho các kho cảng bàn giao cho phương tiện chuyển về các kho Hà Nội.
          Ở Hà Nội, chúng tôi tiếp tục theo dõi xuất cho cầu Việt Trì sắt - bộ, xuất vật tư xây dựng đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Kiểm kê chuyển kho và xuất tiếp vật tư thiết bị cho các dự án do Bộ cấp bằng quyết định Bộ (Thứ, Bộ trưởng) ký.
          Năm 1992 tôi được lên lương cấp bậc 359 đồng . Trong quyết định cá nhân số 1171/NC ngày 15/12/1992 có ghi:
          Điều 1: Nâng lương cho ông Nguyễn Đông Sơn Đang hưởng lương 333 đ lên 359 đ
          Điều 2: -Mức lương mới của ông Sơn
          Được hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1992
          .....
          Trưởng Ban QLCT Thăng Long
          Lê Tử Quang (đã ký và đóng dấu).
          Giải thể Trạm Vật tư Hải Phòng. Anh Vệ rút lên phòng làm chuyên viên, Toàn chuyển đi Công ty XNK Vật tư - Bộ GTVT.
          Phòng Vật tư lúc này 1993 có:
          1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng
          2. Nguyễn Văn Minh Phó Phòng
          3. Trần Trọng Vệ chuyên viên
          4. Đỗ Độc Lập kỹ sư
          5. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư
          Lúc này anh Nguyễn Văn Minh thấy tôi học lớp Anh A cơ quan mở khá mà cô Thanh chưa tổ chức thi nên có ý khuyên tôi ra ngoài học thi lấy cái Chứng chỉ Anh A là tối thiểu khi cần có là được. Tôi đi học và đạt.


          Mấy cô giáo làm mối tôi cho cô Trần Thị Tú Oanh nguyên giáo viên THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chúng tôi tìm hiểu nhau.
          Mồng 1 tháng 5 năm 1993 tôi cưới vợ. Đám cưới có ông Phan Trầm nguyên Vụ trưởng Vụ XDCB GT đến dự. Ông Nguyễn Thụ nguyên Giáo sư, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội (cơ quan bố) đến dự. Họ là bà con (dượng).
          Vợ tôi tên là Trần Thị Tú Oanh là giáo viên trường THCS Vĩnh Tuy thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nhà vợ ở ngõ 624 phố Minh Khai phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng không xa phố Kim Ngưu, phường Thanh Nhàn, nhà bố mẹ tôi.
          Hai vợ chồng được ở căn hộ số 304 Nhà C2 - Tập thể Kim Liên.
          Mồng 10 tháng 4 năm 1994 thì nhà tôi sinh Nguyễn Yến Thanh con gái.
          Chuyển xếp lương theo Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính Phủ theo quyết định số 474/NC-TH ngày 20 tháng 5 năm 1994 ghi:

          Điều 1: Ông Nguyễn Đông Sơn - Kỹ sư phòng Vật tư
          Ban QLCT Thăng Long
          Được xếp vào ngạch: Kỹ sư, mã số ngạch 13.095
          Bậc 4/10 Hệ số tính lương: 2,5
          Mức lương chính được hưởng từ 1/4/1993 là: 182,000 đ
          Mức lương chính được hưởng từ 1/12/1993 là: 300,000 đ.
          .....
          Trưởng Ban QLCT Thăng Long
          Lê Tử Quang (đã ký và đóng dấu).
          Lúc này (12/1993) lương của tôi mới lên đến 300K một tháng.

          Anh Vệ chuyên viên chuyển đi Tổng Cục đường bộ. Phòng Vật tư lại còn:
          1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng
          2. Nguyễn Văn Minh Phó Phòng
          3. Đỗ Độc Lập kỹ sư
          4. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư
          Nghị định 25/CP của Hội đồng Bộ trưởng về tiền lương chia lương viên chức ra làm 10 bậc nhỏ nên dễ lên và vẫn lên theo niên hạn 3 năm 1 bậc.      Lương lực lượng Vũ trang được tăng lên nhiều và tôi đang tương đương thượng úy 359 đ/350 đ chỉ còn gần bằng trung sỹ HSL = 2,5/2,6 của trung sỹ.
          Đây là sự thật là để quân đội đủ sức chiến đấu thì phải đãi ngộ cao hơn công chức, viên chức nhiều.
          Phân loại làm 4 loại những người ăn lương như sau:
          1. Bảng lương chức vụ dân cử quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
          2. Hệ thống bảng lương các ngạch công chức, viên chức và phụ cấp chức vụ lãnh đạo khu vực hành chính, sự nghiệp (của cơ quan tôi).
          3. Hệ thống bảng lương sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp hạ sĩ quan và binh sĩ của lực lượng vũ trang.
          4. Bảng lương chuyên gia cao cấp gồm 3 bậc có hệ số mức lương: 7,5; 8,0; và 8,5 áp dụng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế hành chính, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật.
          Sự phân biệt đối xử rất rõ ràng này để ai theo lực lượng nào thì phấn đấu ra nhập lực lượng ấy.
          Tôi đã từ chối phái quân đội nên nhận phần 2 là Hệ thống bảng lương của công chức, viên chức nhà nước.
          Mình tật nguyền (sức khỏe yếu) thì ăn lương thấp dễ giữ bậc.

          
          4. Kiểm Toán Nhà Nước
          Dự án Đầu Mối Đường sắt Hà Nội có quyết định cho phép Kiểm toán Nhà nước kiểm toán. Đoàn Kiểm toán gồm:
          1. Hoàng Hài Trưởng Đoàn
          2. Trần Tuấn Ưu Phó Đoàn
          3. Lê Đức Thọ chuyên viên
          4. Trần Văn Vinh chuyên viên
          ...
          Hồ sơ nhập cảng, nhập kho vật tư Thiết bị được kiểm kỹ lưỡng, nhập xuất tồn các kho , phiếu xuất kho...
          Kiểm toám làm việc 1 tháng thì rút đi.
          Năm 1995 khánh thành cầu Việt Trì Sắt-Bộ.
          Ông Lê Tử Quang nghỉ hưu. Chia tay ở Nhà hàng Khách sạn Giảng Võ.
          Ông Trần Trung Trụ lên Tổng Giám đốc nguyên là Phó TGĐ Cienco8.
          Ông Trần Trung Trụ kỹ cho tôi lên Kỹ sư 5/10. Quyết định số 257/VP-NS ngày 22 tháng 12 năm 1995 có ghi:
          Điều 1: Nay nâng bậc lương ông Nguyễn Đông Sơn
          Kỹ sư phòng Vật tư Ban QLDA Thăng Long
          Thuộc ngạch Kỹ sư Mã số: 13.095
          Từ bậc: 4/10 Hệ số tính lương: 2,50 Mức lương: 300,000 đ
          Lên bậc: 5/10 Hệ số tính lương: 2,74 Mức lương: 328,000 đ
          Kể từ ngày 01-10-1995
          Thời gian tính thâm niên giữ bậc lương nói trên từ
          ngày 01 tháng 10 năm 1995
          ......
          Tổng Giám đốc
          Trần Trung Trụ (đã ký và đóng dấu)
          Lễ Thông xe cầu Việt Trì tôi được lên Việt Trì, Phú Thọ dự. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đặc phái viên Đồng Sỹ Nguyên, Bộ trưởng Bùi Danh Lưu... đến dự. Sau khi Thủ tướng phát lệnh thông xe, một đoàn tầu hỏa từ từ chay qua cầu Việt Trì, rồi ô tô chạy qua, mọi người vui vẻ đi qua cầu bằng ô tô rồi quay về nhà khách tỉnh dự cơm thân mật.
          Phòng Vật tư thiết bị được 2 Bằng khen về cầu Việt Trì :
          1. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GTVT Bùi Danh Lưu
          2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú Nguyễn Văn Lâm.
          Cầu Bình khánh thành tháng 12/1995. Chúng tôi đi dự được phát thẻ đại biểu. Sau khi khánh thành UBND tỉnh Hải Dương đãi tiệc ở Nhà khách tỉnh Hải Dương.

          Sau khi xây xong cầu Việt Trì có lệnh chuyển vật tư thiết bị tồn kho dôi dư trả Liên hiệp đường sắt Việt Nam, chúng tôi làm công tác bàn giao.
          Tôi viết phiếu xuất kho cho Công ty Virasimex thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt nam nhận từ các kho khác vật tư thiết bị thừa về kho Đông Anh, trực tiếp theo dõi chuyển 1 nhịp dầm cầu 88 mét thừa từ Công ty Vật tư Thăng Long về kho Liên hiệp đường sắt Việt nam....
            Gia đình tôi sống trong căn hộ phòng 304 nhà C2 Kim Liên hòa thuận. Tôi mua cho con gái cái xe đạp ba bánh. Thế là nó đi trong nhà vui vẻ. Tết năm nào cũng có bánh chưng, thịt gà, hoa Tết.
          Em Nguyễn Việt Dũng xây dựng gia đình năm 1994. Nguyễn Ngọc Bích là cô dâu. Năm 1996 thì sinh Nguyễn Bích Diệp là con gái đầu lòng... Dũng - Bích ở với bố mẹ ở phố Kim Ngưu.
          5. Tách cơ quan
          Ông Trần Trung Trụ về làm việc thì anh Trần Văn Minh Phó Ban, Nguyễn Thị Bích Hà Kế Toán trưởng, Cao Văn Hùng, Đỗ Chính và một số cán bộ chuyển về Ban Quản lý dự án giao thông 5 năm 1994.
          Công ty Xây dựng Công trình 136 chuyển trực thuộc Cienco1.
          Quân số Ban Quản lý dự án Thăng Long cũng tách ra:
          Thành lập Trung Tâm Tư vấn Giám sát chất lượng Công trình thuộc Ban QLDA Thăng Long. Chú Phạm Văn Khánh là Giám đốc Trung tâm.
          Anh Nguyễn Văn Minh được kết nạp đảng và chuyển đi Công ty cung ứng vật tư thiết bị số 2.
          Ban Quản lý dự án Giao Thông 5 quản lý dự án nút giao thông bờ Nam cầu Chương Dương rất nổi tiếng. Họ làm nên.
          Phòng Vật tư teo lại chỉ còn:
          1. Nguyễn Đình Đạm Trưởng phòng
          2. Đỗ Độc Lập kỹ sư
          3. Nguyễn Đông Sơn kỹ sư.
          Tháng 3/1997 Ban khởi công xây dựng dự án cầu Hòa Bình. Lúc này ông Lê Tử Quang đi mua búa khoan Nhật Bản về đang khoan cọc nhoan nhồi. Trông công trường xây dựng cũng có máy móc. Chúng tôi lên Hòa Bình dự.
          Cầu Hòa Bình dài hơn 500 mét xây dần dần.

          Văn phòng Ban nhận chị Nguyễn Tường Vân luật sư về làm việc ở phòng Hành chính năm 1998. Lúc này đã biết là tôi tương lai sau khi giải thể phòng Vật tư sẽ về Văn phòng làm việc nên Tường Vân hứa học tại chức bằng 2 ngành Cầu đường nhường tôi làm việc ở Văn phòng.
          Ban liền tuyển dụng không thời hạn.
          Năm 1998 tôi lên lương bậc 6/10. Quyết định số 872/1998/QĐ/TL ngày 19 tháng 11 năm 1998 có ghi:
          Điều 1: Nay nâng bậc lương cho ông Nguyễn Đông Sơn - Phòng vật tư
          Thuộc ngạch Kỹ sư Mã số 13.095
          Từ bậc: 5/10 Hệ số lương: 2,74
          Lên bậc: 6/10 Hệ số tính lương: 2,98
          Kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1998
          Thời gian tính thâm niên giữ bậc lương mới nói trên kể rừ ngày 01 tháng 10 năm 1998.

          .....
          Tổng Giám đốc
          Trần Trung Trụ (đã ký và đóng dấu)
          Chúng tôi chuẩn bị quyết toán kho bãi kết thúc hợp đồng với các kho bãi tiến đến giải thể phòng vật tư vì đã hết nhiệm vụ năm 2000.
          Lúc này vợ của ông Lý Văn Sáu cậu tôi bỗng nhiên đột quỵ mất. Cậu làm tang vợ rồi có bà hai.
          Người ta đồn là mợ mất thì tôi mới lên được 1 cấp để thấy số biên chế khá khắt khe. Tương lai chúng ta sẽ thấy tuy là tương đương hạ sỹ quan mà cũng là mồ hôi công sức, đôi khi cả tính mệnh mới có thu nhập như tôi và tôi quý số tiền làm ra nuôi gia đình và con gái.
          Yến Thanh con gái tôi lớn lên và học mẫu giáo. Nó vẫn đi cái xe đạp ba bánh 58000 VND trong nhà. Tình hữu nghị Việt Xô giúp tôi có gia đình, con cái. Tôi rất quý.
          6. Kết thúc chương 4
          Năm 2000 tôi 45 tuổi. Những năm làm kỹ sư gắn với cảng Hải Phòng, Trạm Vật tư thiết bị toàn bộ, Phòng Vật tư, các kho bãi của bên A, ngoại thương Hà Nội...
          Tiền lương tăng dần theo cấp bậc và trượt giá. Năm 1985 đổi tiền và mệnh giá đồng tiền ngày càng lớn.
          Xưa tiêu xu, hào, đồng, nay tiêu tiền nghìn, chục nghìn, trăm nghìn...
          Đi làm thì năm công tác lớn dần và lương cấp bậc, thu nhập tăng theo, nhưng tiền đồ thì hạn chế, lương lên chậm, không được đề bạt, bổ nhiệm cũng như phát triển đảng.
          Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
          Anh Nguyễn Văn Minh Phó phòng bi quan:
          -Nay mai hết việc làm, anh em mình đi rửa xe hơi kiếm ăn nhỉ?
          Anh ta chuyển đến Công ty cung ứng vật tư thiết bị giao thông 2 làm chuyên viên. Không tranh chấp với Vũ Kim Bảng giám đốc được, anh xin chuyển lên làm việc ở Văn phòng Quốc hội.
          Còn 15 năm công tác mới đến tuổi nghỉ hưu, tôi bế tắc.
          Tuy nhận Giấy khen Tổng Giám đốc năm 2000, nhưng không khí chưa có gì là phấn khởi.
          Tôi biết điều tự đi học Tin học A, học Anh A, mua xe máy và học thi Giấy phép lái xe máy, chuẩn bị tinh thần chuyển công tác khác.
          Lương cấp bậc của tôi lúc này thấp mới 6/10 = 2,98. (bậc 6/10 là cao mà hệ số lương thấp hơn HSL thiếu úy HSL bậc 6/10 = 2,98/3,2 là của thiếu úy. Tôi nhớ lại năm 1985 lương tôi ngang thiếu úy mà buồn). Lúc này lương tối thiểu (cơ bản) thấp. Cuộc sống dản dị, hai vợ chồng cùng là viên chức nhà nước
          Vợ tôi là giáo viên THCS, con gái vào học Tiểu học.
          Rồng đổi màu (sang thế kỷ 21) mà Hà Nội chúng ta còn khiêm tốn, song cũng là nỗ lực để vươn lên, có xe máy và văn hóa.
          Làm kỹ sư là làm chuyên môn tuy vinh dự nhưng hệ số lương thua lương chuyên viên cùng bậc chứng tỏ không thấy nhà nước ta đãi ngộ phái kỹ sư bằng phái chuyên viên.
          Chuyên viên Nguyễn Đại Đồng, Văn phòng nhòm ngó thu nhập, đánh ghen một vài quyền lợi của kỹ sư và tranh chấp nhau thu nhập, tính đếm...
          Lao động thì không sao, song thi đua, đãi ngộ thì so bì kẻ tị hết sức khắt khe, cắt xén nhiều quyền lợi của người lao động, lấy cớ là:"Chỉ sợ không công bằng" mà làm gì có công bằng.
          So sánh thì thấy ngay là 2 người trưởng phó phòng (Đạm, Minh) kiến thức chuyên môn không hơn mà là đảng viên bìa H, nhà cửa, vợ con...
          Anh em lao động (Sen, Ngưng, Lập, Sơn) thua nhiều là Dê lớn.)
          Nghèo.

 

            Năm 2000 lịch sử đúng là mọi người chia cho cái Giấy khen biết là bị rẻ rúng.
          ODA Nhật Bản và hướng đi mới của Bộ, Ban khẳng định thời Liên Xô cũ chỉ là quá khứ nghèo sau chiến tranh.
          Có gì thì vẫn là đảm bảo về cơ bản cuộc sống của người lao động.
          Nỗ lực giai đoạn sau là có thật. Mình cũng nỗ lực theo cơ quan song có hạn thôi (ngoài đảng)
          Nước nổi là bèo nổi mà?

 

Chia sẻ:                  
Các bài khác: