Thứ sáu, 29/03/2024,


   Nghệ thuật đến với mỗi dòng sông bởi một đam mê bất tận khao khát khám phá vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy mà vô cùng kỳ vĩ huyền bí của chính những dòng sông ấy.
   Những giai điệu lốc xoáy ngân rung,nhừng nét vẻ hoa mỹ trào lộng,những áng văn chương cuồn cuộn chảy vào tâm linh bởi sự thanh lọc và bồi đắp. 

Tôi yêu hạt lúa trĩu bông
Mồ hôi ai nhuộm cánh đồng vàng ong
Yêu đàn có trắng sang sông
Lời ru ấm cả đêm đông mẹ về 

Ta ngồi hứng giọt thu rơi

Giọt thương, giọt nhớ, giọt vơi, giọt đầy

Giọt sầu, giọt đắng, giọt cay

Chen rơi cùng giọt men say nồng nàn

“Cõng gùi con chữ lên nương” là bài thơ lục bát của tác giả Quang Huỳnh. Đọc bài thơ, tôi cứ ngỡ là “một tiếng lòng thốt ra thành lời” 

Phải đâu tấm lưới em đan

  Quăng chao khắp chốn bến làng,sông quê

     Bởi chưng,môi thắm tóc thề

Cỏ may vương áo bờ đê hôm nào

  Mắt ai lọt sắc yếm đào

      Buộc hồn buổi ấy theo vào bến mơ.

Tôi là người của làng quê
Chân đi lạc lối rơi về phố đông
Bao năm cũng tía, cũng hồng
Ngỡ ngàng dáng phố, mà lòng vẫn quê

   Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và hoạ sĩ Ấn Độ, giải Nobel Văn học năm 1913. Là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, hoạ, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare; 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị. Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học …

Vấp tình một sợi tóc thôi
Mà chiều thu vắng bồi hồi nhớ thương
Cánh cò lặn lội gió sương
Người ơi còn nhớ má hường em xưa?

Tháng mười thủng thỉnh, hoài thu,

Mơn mơn hanh mỏi chẳng ru nổi… tình.

Rạc rời, khung cứ xa tranh?!

Chong khuya, hoang hoải giấc thành mộng du…

Trong nghệ thuật, việc có nhiều hay có ít tác phẩm không quan trọng bằng việc tác phẩm đó có giá trị như thế nào. Bài Lục Bát “Hư vô” của Nhà thơ Quang Huy (1936 – 2015) là một ví dụ như thể. Sinh thời, ông viết không nhiều, nhưng chỉ cần một “Hư vô” đã đủ neo tên Quang Huy trên thi đàn Việt Nam.

Lênh đênh sông nước cả đời
Tấm thân phiêu bạt nổi trôi tháng ngày
Bồng bềnh nay đó mai đây
Xuôi theo dòng nước vơi đầy nắng mưa 

Một ngày xuân  (19/08/2016)

Ngày xuân, cô đơn vườn tôi
Nàng chợt đến với dáng người thương yêu
Cho tôi giai điệu khúc chiều
Ban giấc mơ với bao nhiêu ngọt ngào 

Trang [1 ,2 ,3 ,4, 5 ,6 ,7 ,8 ,9 ,10 ,11 ,12 ] Tiếp  Cuối cùng