Thứ năm, 25/04/2024,


Với giọng thơ lục bát nhưng Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vận dụng lối ngắt nhịp biến 2 câu thơ lục bát 6- 8 thành 2- 4- 4- 4 để tạo nên một âm điệu vừa trữ tình vừa khoắc khoải bi thương.

Trước Nguyễn Bảo Sinh, lục bát đã rất nhiều “tuổi” - ít nhất cũng bằng tuổi ca dao. Nhà thơ Việt Nam nói chung có lẽ không ai không thử bút ở thể loại truyền thống này.

Nhà thơ đã hóa thân vào hình ảnh người nông dân, với tâm trạng bâng khuâng, hẫng hụt, trống trải, tê tái và rất xót xa nếu chúng ta liên tưởng đến phạm trù còn - mất! Người nông dân có khác chi Từ Hải chết đứng giữa đồng làng sau mùa gặt, trong không gian mênh mang, trống vắng, tĩnh lặng đến ghê người.

Tình mẹ, công lao mẹ dành cho con không gì có thể so sánh. Mẹ cũng luôn xứng đáng được đón nhận tấm lòng hiếu nghĩa, sự đền đáp của con không giới hạn. Một chân lý muôn đời “Tình mẫu tử là bất diệt”.

Những câu thơ toát lên nỗi xót xa về sự đau đớn mà người còn sống đang ngày ngày phải cố gồng đôi vai để gánh chịu. Nỗi buồn quá lớn của một người con trai đã mất đi người yêu từ khi còn rất trẻ.

Trong ca dao, ai là ai?  (27/03/2012)

Ai là một đại từ không xác định, thường được dùng trong các câu nghi vấn. Nhưng trong một thứ tiếng tinh tế như tiếng Việt, không phải cứ ai xuất hiện ở câu nào thì câu đó trở thành câu nghi vấn.

Hoa xoan là hình ảnh đẹp đẽ, bình dị và vô cùng thân thiết của thôn quê Việt Nam từ xưa đến nay. Mùa xuân là mùa của hoa xoan. Thấp thoáng đó đây ở đô thị cũng xuất hiện hoa xoan như tô điểm cho phố xá nét đẹp bịnh dị của làng quê.

Với tính cách rắn rỏi bất khuất của người vùng thượng đạo Tây Sơn Bình Định, tác giả Thanh Vân đã viết “đỡ mẹ đứng lên”. “Đứng lên” có nghĩa trực diện là không đầu hàng, tiếp tục cuộc hành trình của người nông dân.

Người Việt thường lấy chữ hiếu làm trọng. Đã có thời gọi là đạo hiếu hay đạo làm con. Đạo là một lối sống ngang hàng như khuôn phép của một tôn giáo. Nếu lấy việc thờ Trời là Đạo của người bình dân Việt Nam, thì việc phụng dưỡng cha mẹ và thờ cúng ông bà tổ tiên là thực hành phần hình nhi hạ của đạo thờ Trời.

Nhắc đến Huế, là nhớ đến hình ảnh mộng mơ áo tím, nón lá nghiêng che của người con gái Huế dịu dàng, là nhớ đến dòng Hương Giang, nhớ núi Ngự Bình, nhớ thành xưa cổ kính… tất cả như hòa quyện lẫn nhau để làm nên bản sắc Huế thật riêng, không nơi nào có được.

Truyện Kiều của Nguyễn Du thấm đẫm văn hoá Nho Giáo nhưng văn hoá Nho Giáo có một điều rất thú vị là không biết từ bao giờ cái sự nói dối về quan hệ giới tính được nghiễm nhiên thừa nhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt hàng nghìn năm nay.

Theo thời gian ghi ở dưới, thì bài thơ ra đời cách đây 43 năm, nhưng giờ đọc lại vẫn không có cảm giác gì là cũ. Ngay cả câu cuối cùng “Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya” cũng không hề cũ chút nào, vì bao giờ và ở đâu mà chẳng có quân đội bảo vệ vùng đất vùng trời Tổ quốc.

Trước tiên Trước Trang [13 ,14 ,15 ,16 ,17 ,18 ,19 ,20 ,21, 22 ,23 ,24 ] Tiếp  Cuối cùng