Thứ bảy, 18/05/2024,


    Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện tính hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều cũng là đỉnh cao thơ ca cổ điển của dân tộc. Vì vậy, Truyện Kiều luôn được nhân dân ta yêu mến…

   Lucbat.vn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

   Cho tôi một vé đi tuổi thơ! Lời cầu xin nghe rất thơ vì một sự ngây ngô đáng yêu. Không ngờ tuổi thơ lại là một địa chỉ hấp dẫn mọi lứa tuổi đến thế. Mong ước lên con tàu trở lại tuổi thơ thì hiển nhiên là không còn ở tuổi thơ nữa. Đây không phải nỗi nhớ của một người đã đi xa tuổi thơ rất lâu rồi, một người đã luống tuổi hay một người đã già vì với tâm thế như vậy thì hình ảnh của quá khứ sẽ là hưu quạnh, xa vắng như “ chuyện ngày xưa heo hút” (Lời một bài hát “Tạ ơn” của Trịnh Công Sơn). Trong bài thơ này của Nguyễn Thị Ngọc Mai tuổi thơ vẫn tươi rói như mới vừa hôm qua: 

“Bói mưa”, khái niệm khá xa lạ trong đời sống nhân loại từ cổ chí kim, bởi bói là động thái tiên đoán tương lai, vận mệnh cho ai đó, thường được xem dưới khía cạnh tính tình và nhân cách, công danh công việc, tiền bạc và không kém phần quan trọng đó là tình duyên. Có nhiều công cụ, vật dụng để phục vụ cho “tiên đoán” ấy, tỷ như: bài tây, vân tay, hoa tay, truyện Kiều, quẻ, thẻ … nhưng “bói mưa” quả là phát hiện độc đáo trong cảm xúc mà Vũ Thảo Ngọc dành cho bạn đọc về “khái niệm” này.

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện tính hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều cũng là đỉnh cao thơ ca cổ điển của dân tộc. Vì vậy, Truyện Kiều luôn được nhân dân ta yêu mến…
Lucbat.vn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. 

Tập thơ“Mùa quả ngọt” của Quang Huỳnh đi tiếp mạch nguồn của tập thơ “Lá vẫn xanh”. Cả tập thơ như một bức tranh. Mà ở đó các mảng gam màu hết sức phong phú. 

    Bài thơ ta vừa đọc lên đoạn đầu, nghe như lời kể của hàng xóm, người cùng làng nước với gia đình Liệt sĩ Hoàng Đức Khoa ở xã Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Liệt sĩ Khoa hi sinh tại Trường Sa năm 2011,có vợ cũng vừa mất đầu năm 2014 do bệnh nặng, để lại hai con nhỏ cho ông bà nội nuôi. Bằng vần điệu, ca từ mạch lạc - tác giả dẫn chúng ta vào thắp hương anh nơi bàn thờ tại gia đình.

 Ơ này quen quá ai ơi!
Hóa ra ông bạn từ thời chiến tranh
Lơ ngơ giữa chợ Bến Thành
Bán mua gì để phong phanh thế này 

Dễ gì nhận được nhau ngay
Mắt nhìn trờn trợn, bắt tay trờn trờn(!)
 

Có thể nói, Bùi Giáng là thi sĩ tinh quái nhất của nền thơ ca Việt Nam từ cổ chí kim. Còn đối với sự nghiệp sáng tác của Bùi Giáng thì thể thơ Lục bát luôn được ông coi là bảo bối thi ca nước nhà, mà ông là người vừa nâng niu, trân trọng, vừa khổ công nâng tầm để thổi hơi thở mới vào thể thơ cổ điển ngọt ngào này

Sau ngày hội Thơ Lục Bát, Huề Nguyễn vào Facebook  xem tin của bạn thơ và được thỏa lãm bởi các tấm hình mới đăng … Trong số đó Huề Nguyễn rất ấn tượng với một cô gái rất khả ái đứng giữa Giáo sư TS Nguyễn Lân Dũng , nhà thơ Chử Thu Hằng  và các bạn thơ khác… Với Huề Nguyễn không bao giờ có thể xẩy ra điều ấy bởi nhiều lý do. Huề Nguyễn bắt đầu tò mò tìm đến trang thơ của cô gái ấy- Nguyễn Thị Ngọc Mai . Cảm nhận đầu tiên của Huề Nguyễn là “ Cô này có khối óc đã được lập trình - viết thơ lục bát mượt, êm, đậm đà tình cảm. Huề Nguyễn đã đọc rất nhiều bài thơ của cô song ấn tượng nhất với bài thơ: VỀ HỘI ĐI ANH

 “Muộn đò” là một bài thơ hay: lỡ làng mà không bi lụy, da diết mà không níu kéo… Bài thơ như một làn điệu dân ca trong trẻo, thánh thiện, chứa chan tình ý.

 Cứ mỗi dịp đến ngày 10-3 âm lịch Giỗ Tổ Hùng Vương, đọc lại bài thơ "Qua Thậm Thình", tôi cứ ngỡ mình như sống lại với những âm điệu trong ngày lễ hội. Đó là những chàng trai cô gái giã gạo làm bánh chưng, bánh giầy dâng lên tiên tổ. Ta lại càng nhớ hình ảnh vị Vua Hùng gắn bó với đồng ruộng thôn quê thật giản dị, khiêm nhường biết nhìn xa trông rộng để lại cho con cháu mai sau một di sản lớn của văn hóa Việt. Từ tiếng chày giã gạo đến những sản vật thiêng liêng bắt đầu từ hạt lúa, hạt gạo. Đó là hạt ngọc của nền văn minh lúa nước.

Nhà thơ Đào Trọng có duyên với thơ lục bát. Hồn thơ lục bát của anh mang hơi thở của miền ca dao nên dễ thấm vào lòng người đọc và có tính lan tỏa. Một trong những bài lục bát hay của anh là bài “Tự tình”.

Trang [1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6 ,7 ,8, 9 ,10 ,11 ,12 ] Tiếp  Cuối cùng